Khốc liệt cuộc đua trên thị trường bảo hiểm nhân thọ
Minh Tâm -
11/06/2018 07:58 (GMT+7)
(VNF) - Manulife Việt Nam và đặc biệt là Dai-ichi Việt Nam đang chấp nhận giảm biên lợi nhuận, thậm chí lỗ nặng để chiếm lĩnh thị phần.
Không phải tự nhiên Dai-ichi Việt Nam và Manulife Việt Nam chấp nhận lỗ nặng đến vậy.
Như VietnamFinance đề cập ở bài viết trước, năm 2017, thị trường bảo hiểm nhân thọ chứng kiến một hiện tượng lạ: trong khi Manulife Việt Nam và Dai-ichi Việt Nam báo lỗ nặng, lợi nhuận của Prudential Việt Nam cũng giảm rất mạnh thì đại diện của Việt Nam – Bảo Việt Nhân Thọ - lại ghi nhận mức tăng ấn tượng 60%, đạt 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Cụ thể, năm 2017, Dai-ichi Việt Nam lỗ trước thuế tới 515 tỷ đồng, khác xa mức lãi 135 tỷ đồng của năm 2016.
“Bi đát” hơn là trường hợp của Manulife Việt Nam. Năm 2017, doanh nghiệp này ghi nhận khoản lỗ trước thuế tới 1.245 tỷ đồng. Năm 2016, Manulife Việt Nam lãi 463 tỷ đồng.
Mặc dù không lỗ trong năm 2017 nhưng một “ông lớn” 100% vốn nước ngoài khác là Prudential Việt Nam cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận. Nếu như năm 2016, lợi nhuận trước thuế của Prudential Việt Nam lên đến 1.603 tỷ đồng thì sang năm 2017, mức lợi nhuận chỉ còn 645 tỷ đồng, nghĩa là “mất” tới gần 1.000 tỷ đồng, tương đương mức giảm tới 60%.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm của 3 “ông lớn” 100% vốn nước ngoài trên tăng nhanh hơn đáng kể so với doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Với trường hợp của Dai-ichi Việt Nam là 65% so với 50%, trường hợp của Manulife Việt Nam là 82% so với 33% và của Prudential Việt Nam là 65% so với 20%.
Hiện tượng lạ này liệu có đáng mừng?
Rõ ràng Bảo Việt Nhân Thọ ghi dấu ấn với lợi nhuận “đáng mơ ước”. Tuy nhiên, riêng với trường hợp của Dai-ichi Việt Nam và Manulife Việt Nam, không phải tự nhiên 2 đại diện nước ngoài này lại chấp nhận lỗ nặng đến vậy.
Như đã liệt kê phía trên, doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Dai-ichi Việt Nam, Manulife Việt Nam năm 2017 tăng lần lượt 50% và 33% so với năm 2016. Trong khi đó, tăng trưởng doanh thu của Bảo Việt Nhân Thọ ở mức 30%. Số liệu này cho thấy Manulife Việt Nam và đặc biệt là Dai-ichi Việt Nam đã chấp nhận giảm biên lợi nhuận để chiếm lĩnh thị phần.
Không chỉ cạnh tranh thị phần, 2 doanh nghiệp ngoại này còn cạnh tranh về tiềm lực tài chính.
Năm 2017, vốn chủ sở hữu của Dai-ichi Việt Nam đã tăng vọt từ 2.933 tỷ đồng lên 5.778 tỷ đồng. Không chịu kém cạnh, Manulife Việt Nam cũng tăng vốn chủ sở hữu từ 2.728 tỷ đồng lên 5.634 tỷ đồng.
Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ hiện chỉ ở mức 3.559 tỷ đồng, thua khá xa Dai-ichi Việt Nam và Manulife Việt Nam.
Prudential Việt Nam hiện vẫn là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn nhất thị trường với vốn chủ sở hữu 6.232 tỷ đồng, tổng tài sản 74.112 tỷ đồng và tổng doanh thu năm 2017 là 26.270 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Prudential đang có dấu hiệu giảm tốc khi năm qua, mức tăng doanh thu từ hoạt động này chỉ đạt 20% và bị Bảo Việt Nhân Thọ “vượt mặt” (16.019 tỷ đồng so với 17.470 tỷ đồng).
Dù vậy, xét về tổng doanh thu, Prudential Việt Nam vẫn là “anh cả” khi đạt 26.270 tỷ đồng trong năm 2017, tăng tới 43% so với năm 2016 do doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp đôi lên 10.226 tỷ đồng.
(VNF) - Techcombank dự kiến thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ (TCLife) với vốn điều lệ tối thiểu 1.300 tỷ đồng, đồng thời bỏ ra 285 tỷ đồng nhằm tăng sở hữu tại bảo hiểm phi nhân thọ kỹ thương (TCGIns)
(VNF) - Mặc dù còn nhiều bất cập trong việc chi trả bồi thường bảo hiểm xe máy, nhưng theo Bộ Tài chính cũng như các chuyên gia, đây là loại hình vẫn nên bắt buộc người dân tham gia
(VNF) - Tính đến hết năm 2024, doanh thu phí bảo hiểm của BIC đạt gần 5.524 tỷ đồng, tăng trên 16% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt hơn 650 tỷ đồng, tăng trưởng gần 15%
(VNF) - Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là sản phẩm rất cần thiết với mỗi gia đình trong việc bảo vệ tài chính, bảo vệ nguồn thu nhập. Chuyên gia khuyên rằng, dịp Tết là lúc nên xem xét tham gia bởi thuận lợi về tài chính và rủi ro cũng dễ xảy ra hơn bình thường
(VNF) - Năm 2025 được kỳ vọng sẽ đánh dấu giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại của thị trường bảo hiểm nhân thọ. Theo dự báo từ Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ trong năm 2025 dự kiến tăng 3%, trong khi nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế được ước tính tăng 5,4% so với năm 2024.
(VNF) - Sau khi vượt qua “vùng đáy”, thị trường tài chính tiêu dùng được dự báo tiếp tục thu hút sự quan tâm của khối ngoại nhờ lợi nhuận hấp dẫn. Bản thân các công ty tài chính cũng cân nhắc việc tìm kiếm đối tác chiến lược trong bối cảnh sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
(VNF) - Phong thủy là một bộ môn khoa học cổ truyền của phương Đông, không chỉ mang tính chất tâm linh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện cuộc sống và quản lý tài chính. Nhiều người tin rằng việc áp dụng nguyên lý phong thủy vào cuộc sống không chỉ thu hút tài lộc mà còn giúp tránh những thất thoát không đáng có.
(VNF) - Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm không ngừng thay đổi, các doanh nghiệp đổi mới về trải nghiệm khách hàng từng ngày để tạo sự khác biệt. FWD Việt Nam là công ty điển hình trong xu hướng này, không ngừng đổi mới để mang lại môi trường bảo hiểm thân thiện, dễ tiếp cận và giàu giá trị cho khách hàng.
(VNF) - Mặc dù lợi nhuận sau thuế quý IV/2024 giảm mạnh gần 45% chỉ còn 71 tỷ đồng, doanh thu cả năm 2024 cũng giảm gần 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ nhưng lãi cả năm của bảo hiểm PTI tăng thêm 30% khi đạt 324 tỷ
(VNF) - Mặc dù quý IV/2024 có nhiều khởi sắc khi lợi nhuận tăng gần 120% đạt 75 tỷ đồng, nhưng tính chung cả năm 2024, lãi của bảo hiểm ABIC suy giảm 17% khi chỉ đạt 205 tỷ đồng
(VNF) - Câu chuyện biếu Tết nội ngoại không chỉ đơn giản là vấn đề tài chính, mà còn là văn hoá, truyền thống báo hiếu tốt đẹp. Chuyên gia tài chính cá nhân lưu ý rằng, nếu gặp khó hãy cùng nhau chia sẻ vấn đề này với bố mẹ để Tết không trở thành gánh nặng
(VNF) - Trong quý IV/2024, Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (HNX: VNR) ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 151 tỷ đồng, tăng hơn 188% so với cùng kỳ
(VNF) - Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi tiền số, nhất là Bitcoin, chạm đến những đỉnh cao mới. Mức sinh lời hấp dẫn từ tiền số ngay cả những nhà đầu tư không chuyên cũng không thể đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, chính sự bùng nổ này cũng trở thành "mỏ vàng" cho những kẻ lừa đảo, lợi dụng tâm lý muốn giàu nhanh để thực hiện các chiêu trò lừa đảo tinh vi.
(VNF) - Sau khi ngừng hợp tác kinh doanh phân phối bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng (bancassurance) với Manulife, Techcombank lần lượt dấn sân vào lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ.
(VNF) - Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền mã hóa đã mở ra cơ hội lớn, nhưng cũng tạo điều kiện cho các chiêu trò lừa đảo tinh vi nở rộ. Từ các dự án "coin giả" trong nước đến những vụ việc gây chấn động quốc tế, hàng loạt nhà đầu tư đã rơi vào cảnh trắng tay vì những cạm bẫy được dựng nên một cách chuyên nghiệp.
(VNF) - Mặc dù doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng nhưng tổng chi phí hoạt động kinh doanh cũng tăng cao, khiến lợi nhuận sau thuế quý IV/2024 chỉ còn hơn 80 tỷ đồng, giảm gần 27% so với cùng kỳ
(VNF) - Bảo hiểm PVI mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2024 với mức doanh thu năm 2024 đạt gần 20.355 tỷ đồng, tăng trưởng gần 40% so với cùng kỳ năm 2023
(VNF) - Techcombank dự kiến thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ (TCLife) với vốn điều lệ tối thiểu 1.300 tỷ đồng, đồng thời bỏ ra 285 tỷ đồng nhằm tăng sở hữu tại bảo hiểm phi nhân thọ kỹ thương (TCGIns)
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.