Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại hội thảo “Môi trường kinh doanh Việt Nam: Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết 19” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM đã bày tỏ quan điểm của mình về tiến trình cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, Nghị quyết 19 đã tạo rất nhiều khác biệt so với trước, từ phương pháp hoàn toàn mới lấy đánh giá của WB để áp dụng chứ không tự đánh giá; mục tiêu cụ thể, đo lường được, giám sát được. Tới nay, tuy mức độ, cường độ khác nhau nhưng các bộ ngành đều đã vào cuộc, tạo sự thay đổi về nhận thức và hành động.
“Các Nghị quyết đặt mục tiêu cao nhưng khả thi, rõ ràng, cụ thể, đo lường được, giải pháp cụ thể, trách nhiệm rõ ràng. Khác biệt lớn từ nhiệm kỳ này, Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đã chỉ đạo cụ thể, quyết liệt, mạnh mẽ, nhất quán, thường xuyên và liên tục. Không có cuộc họp nào Thủ tướng không nhắc vấn đề này. Thường xuyên có theo dõi, đánh giá khách quan, độc lập. Nhờ đó, đã có kết quả rõ nét, khác biệt so với trước và có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, niềm tin của doanh nghiệp, của thị trường tăng lên, chất lượng môi trường kinh doanh cải thiện, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn”, ông nói.
Kết quả đạt được, theo chuyên gia giàu kinh nghiệm về môi trường kinh doanh này, tuy chưa hài lòng nhưng đã tạo khác biệt khác hẳn so với trước, các chỉ số, thứ hạng cũng đã tăng, tổng thể môi trường kinh doanh của Việt Nam tiến khoảng 30 bậc, thu hẹp khoảng cách so với trung bình ASEAN 4.
Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn khá xa so với mục tiêu, chưa đạt trung bình ASEAN 4. Kết quả đạt được không đồng đều, có chênh lệch khá lớn giữa các chỉ số, các bộ ngành, địa phương.
“Nếu cơ quan được giao phụ trách chỉ số đó ý thức được cải cách, nếu Bộ trưởng quyết tâm thay đổi thì đạt được mục tiêu, còn nếu chần chừ, chưa quyết tâm thì kết quả chưa được như mong muốn. Ví dụ Bộ Công Thương thực sự là tiên phong trong cắt giảm điều kiện kinh doanh, như cắt giảm điều kiện kinh doanh gạo, gas, tạo rất nhiều cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp tư nhân”, ông Cung nói.
TS Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng, việc chỉ số tiếp cận điện năng trong 5 năm qua tăng từ vị trí 156 thế giới lên thứ 27 là “rất đáng học hỏi”, khi EVN đã tìm hiểu rất kỹ.
“Nhiều người khi tiếp cận các chỉ số thì nói rằng chỉ số này không chính xác hoặc không thực chất. Đúng là chỉ số nào cũng có những khiếm khuyết không tránh khỏi, nhưng được thế giới chấp nhận, mình cần lấy đó là một công cụ để thay đổi chứ đừng phê phán nó”, ông nói.
Về chỉ số khởi sự kinh doanh, TS Nguyễn Đình Cung nhận xét rằng tuy đã tăng 19 bậc trong năm nay nhưng vẫn xếp trên 100, trong khi ở nhiều nước trên thế giới, thời gian đăng ký kinh doanh đã được tính bằng giờ.
“Vấn đề là chỉ số này liên quan tới nhiều cơ quan khác nhau và đều ngồi chờ cải cách. Theo tôi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không thể không đóng vai trò tiên phong trong cải cách chỉ số này, không chỉ phối hợp mà còn cần thúc đẩy các Bộ khác”, ông đưa quan điểm.
Ông cũng nhấn mạnh tòa án có vai trò cực kỳ quan trọng trong môi trường kinh doanh với hai chỉ số là xử lý tranh chấp và giải quyết phá sản, vì kinh doanh thì không thể không có tranh chấp, vấn đề là phải giải quyết dứt điểm, công bằng, nhanh chóng, ít tốn kém để người ta làm việc khác và củng cố niềm tin của người dân trong việc đầu tư.
“Chúng ta cải cách rất mạnh nhưng thế giới chuyển động nhanh hơn và đang có một cuộc cạnh tranh trong cuộc đua tới thịnh vượng của các quốc gia bằng việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, ông nhấn mạnh.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.