Bảng giá đất mới ở TP.HCM: Những mức tăng mạnh nhất, ai được hưởng lợi?
(VNF) - Bảng giá đất điều chỉnh mới của TP.HCM tăng 4 - 38 lần so với giá đất hiện tại theo Quyết định số 02/2020.
Điều chỉnh giá đất TP.HCM tăng 4 - 38 lần
Quyết định 79/2024 ngày 21/10/2024 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 của UBND TP.HCM quy định về bảng giá đất trên địa bàn thành phố. Bảng giá đất điều chỉnh có hiệu lực từ ngày 31/10/2024 đến hết ngày 31/12/2025.
Theo đó, bảng giá đất điều chỉnh của TP.HCM tăng 4-38 lần so với giá đất tại Quyết định số 02/2020.
Mức thấp nhất là 2,3 triệu đồng/m2 thuộc khu dân cư Thiềng Liềng, huyện Cần Giờ. Mức giá cao nhất là 687,2 triệu đồng ở các đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận 1), tăng hơn 4 lần so với giá cũ.
Ngoài đất ở, TP.HCM cũng điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp, đất ở khu công nghệ cao. Thành phố ban hành bảng giá đất thương mại, dịch vụ với số tiền cụ thể thay vì tính dựa vào tỷ lệ phần trăm của đất ở như quy định trước đây.
Ngoài ra, tại Quyết định 79, TPHCM hướng dẫn cụ thể cách tính các loại đất khác như đất dành cho tín ngưỡng, tôn giáo, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp nhưng không phải thương mại dịch vụ... được tính dựa theo tỷ lệ phần trăm so với đất ở.
Quyết định này cũng nêu điều khoản chuyển tiếp. Cụ thể, trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng đất trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành, giá đất để tính nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai được tiếp tục thực hiện theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ.
Bảng giá đất sau điều chỉnh tập trung chủ yếu ở một số nội dung. Đó là các khoản lệ phí, thuế, tiền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất, bao gồm các tổ chức và cá nhân, đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân được công khai minh bạch và công bằng.
Các khoản xử phạt hành vi vi phạm về đất đai thay đổi theo hướng tăng. Điều này góp phần răn đe và làm giảm các hành vi vi phạm, làm trong sạch và phát triển thị trường bất động sản một cách lành mạnh.
Việc xác định giá khởi điểm để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại các khu đất đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật được thực hiện nhanh hơn và tạo điều kiện cải thiện việc tiếp cận đất đai của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu.
Đối với người có đất thu hồi, việc xác định giá tái định cư sẽ công khai, minh bạch và nhanh hơn so với trước đây, đảm bảo công bằng trong giá thu hồi đất và giá bán nền tái định cư.
Theo giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường TP. HCM Nguyễn Toàn Thắng, giá đất để tính nghĩa vụ tài chính sẽ là thời điểm nộp hồ sơ. Còn nộp sau thì giải quyết nghĩa vụ tài chính theo quyết định mới là quyết định 79/2024.
Điểm giá đất cao nhất theo từng quận huyện
Theo bảng giá đất điều chỉnh, giá cao nhất là đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận 1) với 687 triệu đồng/m2, cao hơn 4 lần so với bảng giá đất theo Quyết định 02/2020 là 162 triệu đồng/m2.
Đường Hàm Nghi có mức giá là 429 triệu đồng/m2, tăng khoảng 4 lần so với mức giá theo Quyết định 02/2020 là 101 triệu đồng/m2.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh (từ đường Tôn Đức Thắng đến Nguyễn Bỉnh Khiêm) có giá 368,9 triệu đồng/m2, tăng hơn 4 lần so với giá tại bảng giá đất theo Quyết định 02/2020 là 79,2 triệu đồng.
Đường Hai Bà Trưng có giá cao nhất là 450 triệu đồng/m2, trong khi giá tại bảng giá đất theo Quyết định 02/2020 là từ 58-96 triệu đồng/m2.
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa có giá 323 triệu đồng/m2, tăng khoảng 5 lần so với giá tại bảng giá đất theo Quyết định 02/2020 là 64 triệu đồng/m2.
Đường Võ Văn Tần (từ hồ Con Rùa tới đường Cách Mạng Tháng Tám) giá là gần 300 triệu đồng/m2.
Tại huyện Hóc Môn, đường Song hành Quốc lộ 22 (đoạn từ Nguyễn Ảnh Thủ đến Lý Thường Kiệt) có già là 32 triệu đồng/m2; giá theo Quyết định 02/2020 là 1,4 triệu đồng/m2. Trong khi đó, đoạn song hành còn lại có giá tăng tới 38 lần so với trước đây, từ 780.000 đồng/m2 trước đây lên 30,3 triệu đồng/m2.
Ở huyện Củ Chi, đất tại Tỉnh lộ 8 là từ 16 triệu đồng đến 35,8 triệu đồng/m2, tùy đoạn. Theo đề xuất trước đây là từ 21-46,8 triệu đồng/m2. Giá theo Quyết định 02/2020 là 900 ngàn đồng/m2 đến 3,6 triệu đồng/m2.
Tại huyện Bình Chánh, giá đất cao nhất nằm ở khu dân cư Trung Sơn, đường số 9A với 153 triệu đồng/m2, tăng gần 10 lần so với giá tại bảng giá đất theo Quyết định 02/2020.
Đường số 9 khu dân cư Him Lam có giá 145 triệu đồng/m2, tăng khoảng 12 lần so với giá tại Quyết định 02/2020 là 11,7 triệu đồng/m2.
Tại huyện Nhà Bè, giá cao nhất là đường nội bộ khu tái định cư T30 có giá từ 33-70 triệu đồng/m2. Trong đó, đường 40M theo Quyết định 02/2020 có giá 3 triệu đồng/m2, tức tăng 23 lần.
Đường Nguyễn Hữu Thọ từ cầu Rạch Đĩa 2 đến cầu Bà Chiêm có giá 66,5 triệu đồng/m2, tăng 8 lần so với giá theo Quyết định 02/2020 là 8 triệu đồng/m2.
Tại huyện Cần Giờ, đường Rừng Sác có giá từ 10,4 đến 18,8 triệu đồng/m2, tùy đoạn, giá theo Quyết định 02/2020 là từ 1-1,8 triệu đồng/m2.
Đường Đào Cử có giá từ 16,1-16,8 triệu đồng/m2, giá theo Quyết định 02/2020 là 1,5 triệu đồng/m2.
Đường Duyên Hải có giá từ 9,7-15,2 triệu đồng/m2, giá theo Quyết định 02/2020 là từ 0,9-1,4 triệu đồng/m2.
33.900 tỷ mở rộng cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận lên 6 - 8 làn xe
- TP. HCM và 6 tỉnh Duyên hải Trung bộ gọi đầu tư 702 dự án 11/10/2024 06:30
- Trung tâm tài chính xanh: Lợi thế và điểm nghẽn của TP. HCM 28/09/2024 07:00
- Bí thư Thành ủy TP. HCM: 'Chuyển đổi xanh toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm' 25/09/2024 03:02
Hơn 15.000 ngôi nhà ở Quảng Bình ngập do mưa lũ
(VNF) - Nước lũ dâng cao đang làm nhiều khu vực ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị bị chia cắt, buộc hàng nghìn hộ dân phải kê cao đồ đạc và di dời người cùng tài sản.