Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chia sẻ với báo giới, bà Lê Thị Hà Thanh - Chủ tịch HĐQT VNI khẳng định kết quả này là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự bứt phá của VNI, từ một doanh nghiệp chưa có tên trên bản đồ đến nay VNI đã trở thành doanh nghiệp bảo hiểm có quy mô lớn.
Bắt đầu hoạt động trên thị trường cách đây 11 năm, vốn điều lệ của VNI hiện tăng gấp 1,6 lần (đạt 800 tỷ đồng), doanh thu tăng gấp 15 lần.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của công ty qua các năm là trên 30%/năm, tổng tài sản tăng gấp 3,4 lần (đạt 2.200 tỷ đồng), số lượng công ty thành viên tăng gấp 7 lần (35 công ty).
Trong giai đoạn 2016-2019, VNI cũng đã tăng 8 bậc xếp hạng về thị phần đứng thứ 13/30. Trong chiến lược kinh doanh tương lai gần, VNI đặt mục tiêu top 10 về thị phần và là một các trong doanh nghiệp bảo hiểm có biên khả năng thanh toán cao nhất trên thị trường bảo hiểm tại Việt Nam.
Được biết năm 2019, VNI đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 1.550 tỷ đồng, tăng trưởng 41%. Để thực hiện mục tiêu, VNI đã xây dựng nhiều giải pháp trọng tâm như mở mới công ty thành viên, phát triển kênh bán hàng qua sàn thương mại điện tử, ví điện tử, hợp tác thêm với ngân hàng, tổ chức tài chính tiềm năng, cải tiến quy trình giám định, bồi thường, tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng, triển khai ứng dụng hóa đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử và giám định bồi thường online.
Liên quan đến ngành bảo hiểm, số liệu mới đây của Tổng cục Thống kê cho biết tính đến hết ngày 20/9/2019, doanh thu phí gốc ngành bảo hiểm đạt mức 109.871 tỷ đồng, tăng 20% (so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, doanh thu phí gốc bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức 37.299 tỷ đồng, tăng 12%.
Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) kỳ vọng trong năm 2019, doanh thu phí gốc toàn ngành bảo hiểm phi nhân thọ sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 10% - 12%.
“Với kỳ vọng nhu cầu tăng cao do cơ cấu dân số trẻ và tỷ lệ bảo hiểm phi nhân thọ/GDP của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp (chỉ mới 1,3% so với mức từ 3% - 4% trong khu vực thị trường đang phát triển), phí bảo hiểm phi nhân thọ/người ở mức thấp (chỉ 21 USD/người so với 70 USD/người tại thị trường đang phát triển)”, BSC phân tích.
Số liệu thống kê cho thấy, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong quý II/2019 tăng trưởng mạnh, chủ yếu đến từ tăng doanh thu tài chính. Do cạnh tranh cao, lợi nhuận thuần từ nghiệp vụ bảo hiểm của các doanh nghiệp chỉ tăng trưởng nhẹ khoảng 3,8%.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 572 tỷ đồng (tăng 21,8%) nhờ việc cải thiện lãi suất tiền gửi ngân hàng. Tính sang quý III, nhìn chung các kết quả kinh doanh toàn ngành vẫn duy trì đà tăng tích cực, tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận có sự phân hóa, chẳng hạn như PVI: Lãi ròng 9 tháng vẫn ghi nhận tăng tốt, nhưng doanh thu và lợi nhuận quý III lại sụt giảm trên 30%.
Mặc dù vậy, trong năm 2019 này, BSC vẫn kỳ vọng với việc các doanh nghiệp bảo hiểm cải thiện hiệu quả hoạt động thông qua việc áp dụng công nghệ giúp giảm thiểu chi phí, từ đó cải thiện tỷ lệ kết hợp. Cùng với đó, việc lãi suất tiền gửi tiếp tục giữ ở mức cao như hiện tại sẽ giúp cho lợi nhuận sau thuế toàn ngành bảo hiểm phi nhân thọ sẽ tăng trưởng từ 15% - 20% trong năm 2019.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.