Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Vụ tai nạn chìm tàu diễn ra năm 2016 đã gây ra hậu quả thiệt hại về cả tài sản và con người. Đặc biệt, sau gần 4 năm, các bên vẫn chưa thể thống nhất được phương án giải quyết.
Khoảng đầu tháng 8/2016, Bảo Minh cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa cho bên được bảo hiểm là Tập đoàn Hoa Sen.
Đối tượng được bảo hiểm là lô hàng gồm 131 cuộn/2.708,96 tấn thép cuộn cán nguội được vận chuyển từ cảng SSIT Phú Mỹ đến cảng Nghi Sơn, Thanh Hóa trên tàu Thành Đạt 01-BLC (Thành Đạt).
Chủ sở hữu của tàu Thành Đạt là Công ty cho thuê tài chính TNHH BIDV, còn đơn vị khai thác là Công ty cổ phần Vận tải biển Hải An (Hải An).
Trước đó, năm 2015, Tập đoàn Hoa Sen ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với Công ty TNHH Phương Vũ (trụ sở tại Hà Nội).
Vào lúc 7h ngày 8/8/2016, tàu Thành Đạt rời cảng SSIT Phú Mỹ theo hành trình. Đến khoảng 23h cùng ngày thì xảy ra va chạm với tàu Guo Shun 21 tại vùng biển Bình Thuận.
Toàn bộ số hàng hóa bị chìm theo tàu Thành Đạt, bao gồm 131 cuộn thép cán nguội, thiệt hại là 31,1 tỷ đồng.
Theo báo cáo giám định của Công ty cổ phần Giám định Phương Bắc, nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn là do yếu tố con người, đặc biệt là sự chủ quan, thiếu kinh nghiệm của Thuyền phó 2 tàu Guo Shun 21 và Thuyền trưởng tàu Thành Đạt.
Sau vụ tai nạn, lô hàng thép trên được bán thanh lý với số tiền 3,5 tỷ đồng. Theo hợp đồng bảo hiểm, Bảo Minh đã bồi thường tổn thất lô hàng cho Tập đoàn Hoa Sen với số tiền 30,1 tỷ đồng.
Hoàn thành xong nghĩa vụ với khách hàng, Bảo Minh nhận thế quyền của Tập đoàn Hoa Sen để yêu cầu các bên liên quan bồi thường thiệt hại.
Ngày 16/11/2017, các chủ tàu và bên liên quan đã ký bản thỏa thuận xác định, mức độ lỗi của tàu Thành Đạt là 42%, tàu Gou Shun 21 là 58%.
Chủ tàu Gou Shun 21 và Bảo Minh đã thương lượng xong số tiền tương ứng với mức độ lỗi nên không xảy ra khiếu kiện.
Tuy nhiên, với tổn thất từ tàu Thành Đạt, Bảo Minh chưa nhận được khoản bồi hoàn nào từ bên vận chuyển, chủ tàu và quản lý tàu, nên khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền (Hải Phòng), yêu cầu Công ty Phương Vũ phải bồi thường số tiền tương ứng tỷ lệ lỗi 42% và lãi chậm trả số tiền 14,3 tỷ đồng.
Công ty Phương Vũ cho biết, vì không có phương tiện vận chuyển nên Công ty đã ký hợp đồng với đại lý và đại lý này chuyển cho một đơn vị khác. Bên trực tiếp vận chuyển hàng hóa cuối cùng là Công ty Hải An.
Công ty Phương Vũ cho rằng, theo hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa và phụ lục hợp đồng thì sự cố đắm tàu thuộc trường hợp bất khả kháng, nên tổn thất hàng hóa cũng nằm trong diện bất khả kháng.
Khi tham gia vận chuyển, Công ty Phương Vũ chỉ là bên vận tải thứ cấp, nên được miễn trách nhiệm.
Một số lời khai của các bên là đại lý vận chuyển cho rằng, Công ty Hải An phải có trách nhiệm bồi thường tổn thất.
Tòa án đã triệu tập Công ty Hải An, song công ty này đều vắng mặt không rõ lý do.
Khi xem xét, tòa án nhận định, Công ty Hải An không ký kết hợp đồng vận chuyển với Tập đoàn Hoa Sen và Công ty Phương Vũ.
Nguyên nhân vụ tai nạn không phải là bất khả kháng nên không có cơ sở cho rằng Công ty Phương Vũ được miễn trừ trách nhiệm.
Trong vụ án này, Bảo Minh không có yêu cầu với Công ty Hải An, Công ty Phương Vũ không có yêu cầu độc lập với Công ty Hải An.
Các bên không có thỏa thuận về việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự bồi thường thiệt hại. Vì vậy, tòa án buộc Công ty Phương Vũ phải hoàn trả cho Bảo Minh số tiền 14,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, tòa án cũng dành cho các công ty nếu có tranh chấp với hợp đồng đại lý vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển đã ký thì khởi kiện bằng vụ án khác.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.