'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 31/10, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ đã chủ trì cuộc họp về một số vướng mắc ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án hầm đường bộ Đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông và hầm Hải Vân).
Sau khi nghe các ý kiến các bên, trong đó có nhà đầu tư (Công ty Cổ phần Đèo Cả), ông Thọ kết luận: Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính để đề nghị Chính phủ bổ sung 1.180 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ, hỗ trợ cho dự án.
Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu Vụ Tài chính thực hiện ngay việc điều chỉnh Thông tư 35/2016 về quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ, ban hành trước ngày 15/11. Đối với chi phí vận hành bảo trì hầm Hải Vân 1, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị nhà đầu tư chia sẻ, trước mắt huy động từ các nguồn vốn của nhà đầu tư, vốn vay ngân hàng để hầm được vận hành liên tục, không ảnh hưởng đến giao thông.
Trước đó, Công ty Cổ phần Đèo Cả đã gửi kiến nghị tới Bộ Giao thông vận tải và Chính phủ đề nghị tìm các phương án tài chính tháo gỡ, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ gián đoạn lưu thông đối với hầm Hải Vân 1 và hầm Đèo Cả.
Hầm Hải Vân 1 đã được nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn vay JBIC của Nhật Bản, hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2005. Đến năm 2015, khi mở rộng hầm Hải Vân 2, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu Công ty Cổ phần Đèo Cả (nhà đầu tư hầm Đèo Cả), thực hiện việc nâng cấp hầm Hải Vân 1 và ứng kinh phí để thực hiện công tác quản lý vận hành. Đến thời điểm hiện nay, Công ty Cổ phần Đèo Cả đã chi 1.200 tỷ đồng nâng cấp và quản lý vận hành hầm Hải Vân 1.
Theo phương án tài chính được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Hợp đồng BOT ký kết giữa Bộ với nhà đầu tư thì Công ty cổ phần Đèo Cả được thu phí tại trạm Nam Hải Vân từ tháng 1/2017. Tuy nhiên, việc thu phí tại trạm Nam Hải Vân không thực hiện được do trạm Bắc Hải Vân đang thu phí để hoàn vốn cho dự án BOT Phước Tượng - Phú Gia.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận về nguyên tắc việc bố trí 7 trạm thu phí (trong đó có trạm Nam Hải Vân, La Sơn - Túy Loan) để hoàn vốn cho Dự án hầm Đèo Cả. Sau đó, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt phương án hoàn vốn dự án tại Quyết định số 3107 ngày 5.10 với thời gian hoàn vốn khoảng 28 năm. Theo phương án này, cần nguồn kinh phí khoảng 2.660 tỷ đồng/28 năm (nếu tính thêm hệ số trượt giá sẽ là 5.548 tỷ đồng) để quản lý vận hành hầm Hải Vân 1.
Theo ông Lưu Xuân Thủy, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đèo Cả, do nhà đầu tư đã không được thu phí hoàn vốn tại trạm Nam Hải Vân theo đúng cam kết mà thu chung tại trạm Bắc Hải Vân, hoàn vốn Dự án hầm Phú Gia - Phước Tượng. Đồng thời, việc Bộ Giao thông vận tải đề xuất Thủ tướng Chính phủ bỏ thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan, đã làm giảm nghiêm trọng nguồn thu của dự án.
“Nguồn tiền ứng ra của doanh nghiệp quá lớn và kéo dài nên tới đây có thể phải dừng quản lý vận hành các hầm Đèo Cả, Hải Vân 1, làm gián đoạn hoạt động của các hầm này 1 trong 1 - 2 tháng tới”, ông Thủy nói.
Xem thêm >> ‘Cần siết chặt quản lý, không để vỡ ‘bong bóng’ condotel’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.