Bùng nổ thế hệ doanh nhân mới

Hải Đăng - 13/10/2024 10:15 (GMT+7)

(VNF) - Phần lớn Thế hệ Z (Gen Z) trưởng thành trong đại dịch Covid-19, thời điểm đánh dấu sự bất ổn xã hội sâu sắc khi tỷ lệ nghỉ việc kỷ lục và tình trạng kiệt sức lan rộng. Điều đó dường như thôi thúc những người trẻ muốn làm chủ chính mình và làm công việc có ý nghĩa với tinh thần tự chủ và linh hoạt.

Khao khát trở thành “ông chủ” của chính mình

Số lượng giám đốc Gen Z (những người sinh từ năm 1997 - 2012) tại các công ty Anh đã tăng vọt 42% chỉ trong một năm, từ 171.000 lên 243.000 người trong năm 2023, theo nghiên cứu mới nhất từ Hazlewoods, công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp hàng đầu của Anh.

Tại Hàn Quốc, số lượng cá nhân Gen Z lựa chọn khởi nghiệp thay vì đi làm cũng đang tăng nhanh chóng. Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, số lượng công ty do sinh viên đại học (bao gồm cả sinh viên đã tốt nghiệp) trên toàn quốc thành lập đã đạt con số 1.951 vào năm 2023, tăng 23,4% so với năm 2022.

Các công ty do sinh viên thành lập tại Hàn Quốc đã tăng đều đặn hàng năm kể từ khi số liệu thống kê đầu tiên được ghi nhận vào năm 2015 (861 công ty) và đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm ngoái. Các nhà kinh tế đánh giá đây là một hiện tượng bất thường, vì đầu tư khởi nghiệp tại Hàn Quốc đã giảm đáng kể từ năm 2022 do suy thoái kinh tế.

Thế hệ Z đang khao khát trở thành ông chủ của chính mình thay vì thăng tiến trong công ty. Trong những năm gần đây, nhiều người trẻ Gen Z đã bắt đầu kinh doanh riêng, thường là công việc phụ bên cạnh công việc chính của họ. Một con số không nhỏ những doanh nhân trẻ này cuối cùng đã nghỉ việc để chuyển sang điều hành công ty khởi nghiệp của riêng họ toàn thời gian.

Sau sự gia tăng nhanh chóng của các hình mẫu doanh nhân tại Thung lũng Silicon, các chuyên gia trẻ và những người mới tốt nghiệp ngày nay coi việc sở hữu doanh nghiệp riêng không chỉ là điều có thể đạt được mà còn là xu thế hiển nhiên.

“Khởi nghiệp thực sự là một khát vọng trong thời đại ngày nay. Những công việc truyền thống từ 9 giờ sáng đến 5h30 chiều có thể ngày càng ít phổ biến hơn khi những người mới tốt nghiệp và những người lao động trẻ theo đuổi tinh thần kinh doanh”, đối tác của Hazlewoods, ông Ryan Hancock, nhận định.

Cũng theo ông Hancock, đối với nhiều người ở các thế hệ trước, giấc mơ là có được sự nghiệp và thăng tiến lên vị trí cao nhất trong một ngân hàng hoặc một công ty luật. Đối với người trẻ hiện nay, điều đó có vẻ chẳng còn hấp dẫn. Nhiều người trẻ Gen Z vui vẻ từ bỏ hoàn toàn con đường đó.

Không có cuộc họp, lịch trình tự do

Thành công trong kinh doanh của Thế hệ Z phần lớn xuất phát từ khả năng tận dụng các công cụ và nền tảng kỹ thuật số để phát triển doanh nghiệp.

Tại The Z Link, một công ty tiếp thị với toàn bộ là nhân viên thế hệ Z, các cuộc họp rất hiếm khi diễn ra. Đây là phong cách làm việc được Erifili Gounari (24 tuổi) - nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành đặt ra. Erifili đã sáng lập The Z Link vào năm 2020 khi cô còn là sinh viên tại Đại học Glasgow ở Scotland, Anh.

Gounari hiện đang làm việc tại London. Cô quản lý 25 nhân viên trải rộng trên hàng chục quốc gia bao gồm Bồ Đào Nha, Phần Lan, Tây Ban Nha, Mỹ… và các thành viên trong công ty hoàn toàn làm việc từ xa. Gounari và nhóm của cô đã gây dựng được danh sách khách hàng hùng mạnh bao gồm cả hai tên tuổi lớn toàn cầu là Deloitte và Ikea.

“Tôi đã từng ở làm việc ở nhiều công ty với ‘hàng tấn’ cuộc họp mà tôi cảm thấy thực sự lãng phí thời gian. Một thứ không hiệu quả về mặt thực tiễn nhưng chỉ nghe có vẻ hay trên giấy tờ thì không cần thiết, nó chỉ cướp đi thời gian của mọi người khỏi các dự án và trách nhiệm khác”, vị nữ giám đốc nhận định.

Thay cho việc họp, nhân viên tại The Z Link gửi ghi chú thoại hoặc tin nhắn trên nền tảng làm việc nhóm trực tuyến Slack và sử dụng Google Docs để phản hồi và cùng nhau giải quyết vấn đề. Các cuộc họp chỉ được tổ chức theo yêu cầu của khách hàng hoặc nếu có trường hợp khẩn cấp.

Mặc dù Thế hệ Y (sinh ra trong giai đoạn từ năm 1980 – 2000) đã có thể tiếp cận điện thoại thông minh và Internet trong phần lớn sự nghiệp của họ, nhưng Thế hệ Z là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng Internet và các cải tiến công nghệ khác như trí tuệ nhân tạo (AI) và phương tiện truyền thông xã hội.

“Chúng tôi có năng khiếu sử dụng công nghệ để đạt hiệu quả cao nhất có thể và áp dụng các công cụ giúp nhóm của chúng tôi làm việc nhanh hơn và thông minh hơn”, Gounari chia sẻ.

Vì những lý do tương tự, nhân viên tại The Z Link đã lựa chọn thời gian làm việc không đồng bộ và tự chọn lịch trình của mình. Những người làm việc cùng nhau trong các dự án của khách hàng sẽ phối hợp giờ làm việc của họ nhưng ngoài ra, nhân viên có quyền tự chủ đối với lịch trình riêng.

Theo báo cáo năm 2023 của Adobe, những người thuộc Gen Z thích làm việc theo giờ linh hoạt vào thời gian thuận tiện cho họ hơn là theo lịch trình làm việc cố định, báo cáo này cũng phát hiện ra rằng 1/4 Thế hệ Z chia sẻ rằng năng suất của họ đạt đỉnh điểm trong khoảng từ 6 giờ chiều đến 3 giờ sáng.

Như Gounari giải thích: “Bạn không thể thúc đẩy sự sáng tạo và cũng không thể ép buộc nó, vì vậy việc tin tưởng mọi người làm việc trong thời gian họ sáng tạo và năng suất nhất đã giúp chúng tôi tạo ra những kết quả tốt nhất”.

“Cởi mở” với cảm xúc

Sid Pandiya (24 tuổi) là CEO và đồng sáng lập của Kona - một công cụ tích hợp Slack dành cho các nhà quản lý từ xa. Pandiya chia sẻ anh thích một GIF (hình ảnh động) thông minh hơn là một email được viết cẩn thận. Các đồng nghiệp của anh cũng vậy và Pandiya cho biết họ sẽ được hưởng lợi vì điều đó.

Sid Pandiya - CEO và đồng sáng lập của Kona.

“Chúng tôi cởi mở với cảm xúc của mình và thoải mái với nhau. Triết lý chung của nhiều nhà lãnh đạo lớn tuổi mà tôi từng làm việc cùng tại các kỳ thực tập là ‘công việc là công việc’ và bạn không cần phải chia sẻ cảm xúc hoặc cuộc sống cá nhân của mình. Tuy nhiên, việc tạo ra một không gian làm việc thoải mái, cởi mở sẽ hỗ trợ sức khỏe tinh thần của nhân viên trẻ”, Pandiya chia sẻ. Vị CEO trẻ cũng cho biết thêm rằng anh thường xuyên thêm các cuộc hẹn trị liệu vào lịch làm việc của mình.

Theo khảo sát của Monster đối với 1.000 người từ 18 đến 24 tuổi, phần lớn Thế hệ Z cho biết họ cảm thấy thoải mái khi thảo luận về sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc và 52% sẽ từ chối một công việc không mang lại sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống.

“Sự dễ bị tổn thương tạo nên những kết nối mạnh mẽ hơn. Và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn ở nơi làm việc nếu có không gian mở và an toàn để nói về sức khỏe tinh thần, khoảng thời gian kiệt sức và những thách thức khác mà bạn có thể gặp phải trong công việc. Ngoài ra, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy thoải mái và có động lực hơn khi làm một công việc mà bạn có thể là chính mình 100%”, Pandiya nhận định. Hiện anh làm việc từ xa tại San Francisco, Mỹ và quản lý một nhóm gồm năm nhân viên trực tuyến gồm hai người Thế hệ Y và ba người Thế hệ Z.

Vị CEO 24 tuổi chia sẻ thêm rằng: “Lãnh đạo đồng cảm đang trở thành chuẩn mực trong Gen Z, giống như một sự hiển nhiên rằng công việc của bạn không phải là toàn bộ cuộc sống của bạn, và tính cách và sở thích của bạn bên ngoài công việc sẽ làm phong phú thêm khả năng làm việc chăm chỉ và làm hết sức mình để giúp công ty của bạn thành công”.

Khi các doanh nhân tỷ phú 'lấn sân' chính trị

Khi các doanh nhân tỷ phú 'lấn sân' chính trị

Tài chính quốc tế
(VNF) - Đôi khi, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp muốn tham gia vào chính trường bởi họ tin rằng họ có đủ khả năng để thúc đẩy cộng đồng của mình tiến lên. Trong khi một số doanh nhân làm chính trị gia đã có nhiệm kỳ thành công tại nhiều cấp chính quyền khác nhau, thì một số người khác lại được đánh giá là “gây hại nhiều hơn có lợi”.
Cùng chuyên mục
Bán đất không sổ đỏ bị phạt tới 100 triệu đồng

Bán đất không sổ đỏ bị phạt tới 100 triệu đồng

(VNF) - Hành vi chuyển nhượng đất đai khi không đủ 5 điều kiện bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với cá nhân và từ 60-100 triệu đồng đối với tổ chức.

Khát vọng của vua thép Trần Đình Long

Khát vọng của vua thép Trần Đình Long

(VNF) - Phần lớn các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất của Việt Nam đều thành công ít nhiều dựa vào bất động sản. Nhưng với Hòa Phát của ông Trần Đình Long, danh hiệu “Vua thép” đã khẳng định câu chuyện đầu tư và phát triển bằng công nghiệp, điều hiếm có và rất nhiều ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam trong vài thập kỷ qua.

Siêu bão Milton càn quét nước Mỹ, 'bố già AI' đoạt giải Nobel

Siêu bão Milton càn quét nước Mỹ, 'bố già AI' đoạt giải Nobel

(VNF) - Trong tuần vừa qua, những tin tức liên quan tới cơn bão "trăm năm mới gặp" có tên Milton đã chi phối sự quan tâm của thị trường. Bên cạnh đó, việc "bố già AI" đạt giải Nobel vật lý, lễ ra mắt Cybercab của Tesla hay việc Boeing cắt gỉảm việc làm cũng được quan tâm.

Ông Trần Bá Dương: Đam mê chinh phục những thách thức

Ông Trần Bá Dương: Đam mê chinh phục những thách thức

(VNF) - Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, đối diện muôn vàn thử thách, khó khăn, ông Trần Bá Dương đã vươn lên trở thành một tỷ phú USD với cơ nghiệp đồ sộ trên nhiều lĩnh vực.

Doanh nhân Hannah Olala: 'Đã làm thiện nguyện thì cách nào cũng tốt'

Doanh nhân Hannah Olala: 'Đã làm thiện nguyện thì cách nào cũng tốt'

(VNF) - Hành trình trở thành doanh nhân cho Hannah Olala thấy sức mạnh của việc cất lên tiếng nói và sử dụng tầm ảnh hưởng để giúp đỡ người khác. Theo nữ doanh nhân này, đã làm thiện nguyện thì cách nào cũng tốt, miễn là có ích cho xã hội.

Nâng cao vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế

Nâng cao vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế

(VNF) - Doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, sự phát triển của doanh nghiệp là yếu tố quyết định khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong nền kinh tế. Hay nói cách khác, số lượng và chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra sẽ quyết định quy mô và chất lượng tăng trưởng của một quốc gia.

Peter Todd là ai mà được HBO cho là 'cha đẻ' của bitcoin?

Peter Todd là ai mà được HBO cho là 'cha đẻ' của bitcoin?

(VNF) - Bộ phim tài liệu của HBO kết luận nhà phát triển phần mềm Peter Todd chính là Satoshi Nakamoto, cha đẻ của bitcoin. Tuy nhiên, ông Todd đã phủ nhận sự liên quan.

Bản sắc Phạm Nhật Vượng

Bản sắc Phạm Nhật Vượng

(VNF) - Thủ lĩnh hấp dẫn người khác ở tham vọng to lớn, tính quyết đoán, sự liều lĩnh và sự kiên trì phi thường của họ. Những tính cách thuộc về bản sắc anh hùng ấy đều có ở Phạm Nhật Vượng.

Thanh tra đề nghị Bộ Công an xem xét, điều tra 2 dự án tại TP.HCM

Thanh tra đề nghị Bộ Công an xem xét, điều tra 2 dự án tại TP.HCM

(VNF) - Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định đối với 2 dự án tại Thủ Đức (TP.HCM)