Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Được biết tòa lâu đài được khởi công đầu năm 2019, Mục đích xây dựng làm trụ sở, văn phòng kinh doanh của Công ty TNHH Hải Linh (Công ty Hải Linh)
Công ty kiến trúc Trịnh Gia – đơn vị được cho là nhà tư vấn thiết kế lâu đài Hải Linh khẳng định đây là lâu đài lớn nhất Việt Nam với diện tích xây dựng hơn 13.000m2 sàn xây trên khu đất 3.500m2. Cũng theo đơn vị thiết kế này, tổng mức đầu tư của lâu đài lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Công trình có 5 tầng và 1 tum mái. Diện tích xây dựng cụ thể của tầng 1 là 1.898m2; tầng 2 là 2.254m2; tầng 3 là 1.245m2; tầng 4 là 1.326m2; tầng 5 là 1.334m2; tum mái 750m2. Tổng diện tích sàn 8.807m2.
Hiện nay, lâu đài đang vào giai đoạn hoàn thiện, một kỹ sư đang phụ trách công trình cho biết: "hiện chúng tôi đang điều động 50 thợ có tay nghề giỏi để hoàn thiện ngôi lâu đài này. Nói là 50 người nhưng vì tòa lâu đài quá rộng nên việc ai nấy làm, đến việc gọi nhau còn khó"
Tiềm lực Công ty Hải Linh của ông chủ lâu đài
Công ty TNHH Hải Linh được thành lập ngày 18/7/2002, có địa chỉ tại khu 2, xã Sông Lô, thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan.
Theo VietnamFinance tìm hiểu, danh sách thành viên của Công ty Hải Linh gồm 2 người. Trong đó, ông Lê Văn Tám (sinh năm 1966) sở hữu 68,67% và giữ vai trò là chủ tịch HĐTV kiêm tổng giám đốc công ty. Người còn lại là bà Nguyễn Thị Hải với tỷ lệ sở hữu 31,33%.
Tại các tỉnh phía bắc như Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Hải Phòng, công ty đã có khoảng 200 đại lý. Thị phần xăng dầu của công ty chiếm 20-30% và thị phần gas chiếm trên 50% thị phần khu vực.
Năm 2009, lần đầu tiên Hải Linh lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam do Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report JSC) bình chọn.
Sau đó 1 năm, ngoài danh sách trên, Công ty Hải Linh còn lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2010 và xếp thứ hạng 494. Sau đó, công ty này liên tục xuất hiện trong 2 danh sách này của Vietnam Report.
Từ năm 2017 đến nay, Công ty Hải Linh luôn nằm trong tốp đầu doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong nhóm xăng dầu, chỉ xếp sau những ông lớn như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hay như Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (Skypec).
Được biết, ngoài Công ty Hải Linh, trong hệ sinh thái của "ông chủ" Lê Văn Tám còn có một số doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Điện Lực Hiệp Phước, Công ty TNHH MTV dầu khí Hải Linh Vũng Tàu, Công ty TNHH MTV Hải Linh Bắc Ninh, Công ty TNHH MTV Hải Linh Hà Nam, Công ty TNHH MTV Hải Linh Tây Bắc.
Đây đều là những doanh nghiệp có doanh thu mỗi năm từ vài trăm tỷ đến vài nghìn tỷ đồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.