Cần cơ chế đặc thù cho hai đầu tàu kinh tế Hà Nội, TP.HCM
Giáo sư TSKH Nguyễn Mại -
22/10/2017 09:21 (GMT+7)
Trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta luôn theo đuổi mục tiêu tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững, bảo đảm công bằng xã hội, không tạo ra khoảng chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển của các vùng kinh tế, các địa phương.
Tổng sản phẩm trong nước của TP. HCM là 1.023.926 tỷ đồng, chiếm 22,74% GDP Việt Nam.
Tuy nhiên, lý thuyết kinh tế cũng chỉ ra rằng, các quốc gia không nên và không thể dàn hàng ngang trong quá trình phát triển, mà phải có các đầu tàu tăng trưởng để kéo cả nền kinh tế vận hành với tốc độ cao.
Ở nước ta, Hà Nội và TP. HCM mặc nhiên là hai đầu tàu tăng trưởng ở hai vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Để phát huy thế mạnh của cả hai thành phố lớn đòi hỏi phải có cách tiếp cận khoa học, trên cơ sở đó có cơ chế đặc thù thích ứng với vị thế và tầm quan trọng của chúng nhằm đóng góp nhiều hơn vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới, tham gia có hiệu quả vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu.
Vị thế của Hà Nội và TP. HCM
Vị thế của hai thành phố lớn của nước ta đã được khẳng định. Hai thành phố có nhiều điểm chung như là trung tâm đào tạo và giáo dục, nơi có hàng chục trường đại học, cao đẳng lớn; là trung tâm khoa học và công nghệ, nơi có nhiều viện nghiên cứu hàng đầu, các trung tâm công nghệ quốc gia, khu công nghệ cao với hàng vạn nhà khoa học; là trung tâm công nghiệp, tài chính, nơi có nhiều ngành công nghiệp quan trọng...
Hà Nội và TP. HCM chiếm tỷ trọng lớn về dân số, tiềm năng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Trong khi dân số của hai thành phố lớn chiếm 16,74% số dân thì GRDP chiếm 33,37% GDP cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội là 179.846 tỷ đồng, chiếm 16,32%; TP. HCM là 307.336 tỷ đồng, chiếm 27,9% tổng thu ngân sách quốc gia.
Trong khi đó, trong số 478.000 doanh nghiệp đang hoạt động (31/12/2016) thì 23,1% tại Hà Nội và 33,6% tại TP. HCM. Quy mô của doanh nghiệp ở hai thành phố này lớn hơn nhiều so với các tỉnh, thành phố khác; các tập đoàn kinh tế nhà nước, tư nhân hàng đầu phần lớn có đại bản doanh tại Hà Nội và TP. HCM.
Những có số thống kê đã cho thấy tiềm lực của hai trung tâm kinh tế lớn của đất nước; do vậy trong khi tính kế sách phát triển kinh tế - xã hội của nước ta thì cần coi trọng hơn nữa việc phát huy lợi thế của hai thành phố lớn bằng cơ chế đặc thù để trở thành hai đầu tàu có vận tốc lớn kéo cả nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh hơn và có hiệu quả hơn.
Hà Nội và TP. HCM với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Loài người đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp: lần thứ nhất (từ 1784) khi phát minh động cơ hơi nước; lần thứ hai (từ 1870) khi phát minh ra động cơ điện; lần thứ ba (từ 1969) khi phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau; máy tính, điện thoại, Internet….
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.
Tác giả cuốn sách "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư", Giáo sư Klaus Schwab nhận định: cuộc cách mạng 4.0 tác động to lớn đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời cũng thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của con người. Ông lo ngại về khả năng các tổ chức, doanh nghiệp có thể chưa sẵn sàng đón nhận các công nghệ tối tân hay các chính phủ gặp khó trong việc tuyển dụng người cũng như quản lý các công nghệ này một cách toàn diện.
Nếu như ba cuộc cách mạng công nghiệp trước, tổ tiên, cha ông ta chưa có điều kiện tham gia trực tiếp, thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam cần và có thể chủ động tiếp cận để "tiến cùng thời đại" trong điều kiện một số ngành như công nghệ thông tin, điện toán đám mây, viễn thông đã đạt trình độ tiền tiến trong khu vực, phong trào khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ.
Là nơi có tiềm năng đổi mới, sáng tạo, có điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận với cuộc cách mạng 4.0, Hà Nội và TP. HCM cần: (i) Triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong một số ngành và sản phẩm ưu tiên; (ii) Hợp tác có hiệu quả giữa các cơ quan khoa học với doanh nghiệp để đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; (iii) Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và sáng tạo sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng mới; (iv) Mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu & phát triển (R&D) và chuyển giao công nghệ bằng phương thức đa dạng và (v) Hỗ trợ ý tưởng mới sáng kiến, phát minh để chuyển hóa thành sản phẩm, dịch vụ.
Trên cơ sở chiến lược phát triển của đất nước trong điều kiện cuộc cách mạng 4.0, Hà Nội và TP. HCM cần lựa chọn một số phân ngành, lĩnh vực tương lai như công nghệ thông tin, điện toán đám mây, internet vạn vật (IoT)... để đầu tư vốn, nhân lực nhằm phát huy lợi thế của hai trung tâm kinh tế, đuổi kịp trình độ phát triển của các đô thị lớn trong khu vực.
Cơ chế đặc thù
J.Naisbitt nhận định, nền kinh tế thế giới càng lớn thì những phần tử nhỏ nhất trong nó sẽ càng mạnh hơn. "Tôi nhận thấy ở đây nghịch lý là một cách hiểu chung chung; một câu nói hay một công thức mà dường như là trái ngược hoặc vô lý, nhưng hiện nay lại có giá trị hoặc hợp lý. Một nghịch lý nổi tiếng trong kiến trúc đã đóng góp cho nghề này rất nhiều là "ít nghĩa là nhiều", có nghĩa là bạn càng ít tô vẽ lên ngôi nhà thì trông nó càng lịch sự hơn và nhiều công việc kiến trúc hơn có vẻ được thực hiện" (John Naisbitt: Nghịch lý toàn cầu, Thông tin chuyên đề, 1997, tr. 21)
Theo quan điểm này thì trong khi các quốc gia hướng ra toàn cầu để tận dụng lợi thế so sánh động trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng thì đồng thời phải hướng về địa phương, phát huy bản sắc, truyền thống, lợi thế của từng vùng lãnh thổ để tạo thành sức mạnh quốc gia trong hội nhập quốc tế.
Phân cấp quản lý cho chính quyền tỉnh, thành phố, chuyển một số chức năng vốn thuộc Chính phủ và các bộ về UBND tỉnh, thành phố là vấn đề có tính quy luật để phát huy tính sáng tạo của từng địa phương trong việc tận dụng lợi thế của khác biệt, làm cho nền kinh tế năng động và đa dạng.
Chính phủ đã phân cấp cho quản lý nhà nước các địa phương trong đó Hà Nội và TP. HCM được thực hiện các cơ chế đặc thù so với những địa phương khác. Tuy vậy, hiện nay cả hai thành phố đều cảm nhận vẫn bị ràng buộc bởi nhiều quy định của luật pháp nên chưa thể phát huy cao độ ý tưởng, tính sáng tạo, quyền tự chủ trong quản lý nhà nước ở hai siêu đô thị.
Hà Nội mặc dù đã có Luật Thủ đô, nhưng chưa hình thành cơ chế tự quản của chính quyền của một đô thị lớn hiện có trên 7 triệu dân và trong tương lai gần là 10 triệu dân; trong khi TP. HCM chỉ được phân cấp nhiều hơn những địa phương khác.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy rằng, các trung tâm kinh tế cần có cơ chế đặc thù theo hướng chính quyền đô thị tự chịu trách nhiệm, có đủ thẩm quyền huy động và sử dụng mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển theo hướng bền vững. Đáng tiếc là trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô đã có nhiều kiến nghị theo hướng đó nhưng không được chấp nhận.
Những con số thống kê trên đây đã cho thấy GRDP của hai thành phố chiếm hơn 1/3 GDP cả nước, thu ngân sách trên địa bản chiếm hơn 44% cả nước, do vậy nếu có cơ chế đặc thù như kinh nghiệm của thế giới thì có lợi cả hai phía: 1) Chính quyền đô thị của hai thành phố được tự chủ từ quy hoạch phát triển đến cơ chế, chính sách huy động nguồn lực trong và ngoài nước, thiết lập bộ máy quản lý đô thị theo hướng chính phủ điện tử, được quyền chọn lựa người tài cho bộ máy nhà nước, do vậy sẽ đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, 2) Chính phủ và các bộ không mất thời gian và công sức can thiệp vào công việc điều hành của hai thành phố lớn, tập trung xử lý các vấn đề của 61 tỉnh, thành phố khác, nhất là các tỉnh kém phát triển, đang cần nhiều sự trợ giúp của trung ương.
Để hai thành phố không biến thành "khu tự trị" thì cần quy định rõ ràng, minh bạch quan hệ giữa Chính phủ với UBND thành phố, giữa các bộ với các sở chuyên ngành với chế độ thông tin hai chiều nhằm bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước.
Trên cơ sở đó cần sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, đồng thời xây dựng Luật phân cấp quản lý cho TP. HCM.
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, việc phát triển kinh tế tư nhân không thể là bài toán tách rời từng nhóm chủ thể, mà phải là chiến lược toàn diện dựa trên cấu trúc hệ sinh thái liên kết đa tầng. Để kiến tạo một hệ sinh thái như vậy, điều kiện tiên quyết là phải dỡ bỏ “trần thể chế” và thiết kế lại chính sách theo “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp, thay vì “may đồng phục” như hiện nay.
(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica
Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi
nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết:
Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.
(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.
(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ
vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều
hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.
(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.
(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.
(VNF) - Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, khẳng định chính hệ thống pháp luật hiện nay là
“thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển. Ông cho rằng nếu khơi thông điểm nghẽn này thì việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng hai con số là điều hoàn toàn có thể đạt được.
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, việc phát triển kinh tế tư nhân không thể là bài toán tách rời từng nhóm chủ thể, mà phải là chiến lược toàn diện dựa trên cấu trúc hệ sinh thái liên kết đa tầng. Để kiến tạo một hệ sinh thái như vậy, điều kiện tiên quyết là phải dỡ bỏ “trần thể chế” và thiết kế lại chính sách theo “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp, thay vì “may đồng phục” như hiện nay.