‘Càng làm càng lỗ, nếu tiếp diễn 5 năm nữa, Việt Nam sẽ không còn doanh nghiệp xây dựng’
Ái Châu Tử -
28/06/2022 00:29 (GMT+7)
(VNF) – “Nếu theo đơn giá bình thường, làm hết sức chặt chẽ, quản lý tốt, doanh nghiệp xây dựng có biên lợi nhuận khoảng 4%. Nhưng hiện nay do tình hình nợ đọng, giá vật liệu xây dựng tăng, không được bù giá, doanh nghiệp xây dựng càng làm càng lỗ. Nếu tình hình này tiếp diễn thêm 5 năm nữa, chắc Việt Nam không còn doanh nghiệp xây dựng nào”, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch GP.Invest, ông Nguyễn Quốc Hiệp, nói với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng hôm 27/
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch GP.Invest
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hôm 27/6 đã tổ chức hội nghị về tình hình và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2022.
Tại hội nghị này, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, đã có bài phát biểu đáng chú ý về ngành xây dựng Việt Nam nửa đầu năm 2022.
Theo ông Hiệp, 6 tháng đầu năm 2022, ngành xây dựng có sự tăng trưởng hết sức rõ rệt so với cùng kỳ năm trước. Một số doanh nghiệp như Hòa Bình (HoSE: HBC), Vinaconex (HoSE: VCG), Delta, Newtecons…. có mức tăng trưởng 300% - 500%. Điều đó chứng tỏ các biện pháp của Chính phủ đã có hiệu quả nhất định.
Tuy nhiên, so với kế hoạch đặt ra thì hầu hết các doanh nghiệp xây dựng lớn đều không đạt. 10 doanh nghiệp xây dựng lớn nhất nói chung chỉ đạt 28% - 40% kế hoạch năm, tức chỉ đạt 60% - 80% kế hoạch 6 tháng, kể cả doanh thu lẫn sản lượng.
Ví dụ như Vinaconex, sản lượng thực hiện 6 tháng đầu năm là 5.000 tỷ đồng/14.000 tỷ đồng (tức đạt 36%), doanh thu thực hiện 6 tháng đầu năm là 3.600 tỷ đồng/11.300 tỷ đồng (tức đạt 31,8%).
Ông Hiệp chỉ ra 6 vấn đề của ngành xây dựng và doanh nghiệp xây dựng hiện nay.
Một là số lượng công việc 6 tháng qua dù có khá hơn năm 2021 song vẫn còn rất ít. Tình trạng vướng mắc pháp lý khiến số dự án triển khai năm nay ít ỏi. Sở dĩ năm 2022 sáng hơn năm 2021 là do vốn FDI đổ vào Việt Nam khá nhiều.
“Có thể nói lượng công việc do doanh nghiệp FDI mang lại cho ngành xây dựng là rất lớn, chiếm 30% tổng số công việc. Hiện có những dự án rất lớn, chẳng hạn như Lego ở Bình Dương có tổng giá trị gói thầu lên tới 400 triệu USD”, ông Hiệp nói.
Tuy nhiên, điều trục trặc là với các dự án có vốn FDI, chỉ có doanh nghiệp xây dựng cỡ lớn mới vào được. Điều này dẫn tới tình trạng phân hóa trong ngành xây dựng. “Những doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ khả năng cạnh tranh thì chết dần, thậm chí chết rất nhanh. Tại dự án Lego hiện giờ chỉ có Coteccons (HoSE: CTD) và Newtecons cạnh tranh với nhau. Song dự án này cũng còn vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng. Dù vậy, có thể nói công việc của khối ngoại chính là lối thoát cho doanh nghiệp xây dựng, ví như với Vinaconex, 80% công việc của họ là ở dự án của nước ngoài”.
Đáng chú ý, ông Hiệp cho biết các doanh nghiệp xây dựng hiện không muốn làm dự án trong nước. Đặc biệt, các dự án đầu tư công thì doanh nghiệp xây dựng… “rất sợ”. Nguyên nhân chính là giá vật liệu xây dựng tăng mạnh, kéo dài từ năm 2020 đến nay.
Ví dụ dầu diesel, nếu dự án trúng thầu vào quý IV/2020 thì đến nay, giá dầu đã tăng từ mức 12.000 – 12.600 đồng/lít lên 30.000 đồng/lít, tức tăng 240%. Giá thép so với đầu năm 2021 đã tăng 20% - 60%.
Giá đất đắp nền, giá đá, giá cát… cũng tăng mạnh; đơn cử giá cát cuối năm 2020 là 300.000 – 320.000 đồng/m3 thì bây giờ là 360.000 đồng/m3. Giá nhựa đường vào cuối quý IV/2020 là 11.000 đồng/kg thì giờ đã là 15.500 đồng/kg. Giá xi mămg cũng tăng từ 1.400 đồng/kg lên 1.980 đồng/kg.
“Như vậy giá vật liệu xây dựng tăng quá cao mà chưa có biện pháp gì ngăn chặn và bù giá cho nhà thầu”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Vấn đề thứ hai của doanh nghiệp xây dựng là nhân công lao động. Đặc thù của ngành xây dựng là sử dụng nhiều lao động thời vụ (70%). Tuy nhiên, sau dịch, lực lượng này không quay lại công trường như mong muốn.
“Thanh Hóa là tỉnh cung cấp thợ hoàn thiện nhiều nhất nhưng sau dịch thì phần lớn công nhân xây dựng đi làm du lịch nên không quay lại. Mặt khác, đơn giá nhân công cũng tăng 25% - 30%. Tăng vậy mà chúng tôi cũng không kiếm đâu ra nhân lực”, ông Hiệp than thở.
Vấn đề thứ ba là các thủ tục về giao nhận thầu. Ông Hiệp đánh giá: “Doanh nghiệp xây dựng khổ nhất trong các loại doanh nghiệp vì phải phục vụ tất cả đối tượng”.
“Hôm qua anh Hải (ông Lê Viết Hải – Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, HoSE: HBC – PV) nói với tôi là anh cố gắng nói với Bộ trưởng rằng chúng tôi không có cửa nào không phải trả tiền, ít nhất 5%. Đó là cái đau khổ của doanh nghiệp xây dựng mà không biết kêu với ai”, ông Hiệp hướng về Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng.
Vấn đề thứ tư là doanh nghiệp xây dựng vấp phải quy định “oái ăm” về phòng cháy chữa cháy. Ông Hiệp khẳng định, không ở đâu mà một nước đang phát triển như Việt Nam lại có tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cao như các nước phát triển. “Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy của Việt Nam lấy theo tiêu chuẩn của Mỹ và có thêm thắt thêm. Tiêu chuẩn của ta gần như cao nhất thế giới”.
“Có những yêu cầu rất đặc biệt về vật liệu phòng cháy chữa cháy, chỉ có doanh nghiệp chuyên ngành cung cấp, mà phải nhập khẩu, lại còn nhập khẩu độc quyền, nên giá rất cao. Như sơn chống cháy, trước kia khi chưa có Luật Phòng cháy chữa cháy, giá là 100.000 đồng, giờ là 700.000 đồng; kính chống cháy trước kia có giá 1 triệu đồng, giờ là 20 triệu đồng”, ông Hiệp cho biết.
Vấn đề thứ năm là kiểm toán, thanh kiểm tra. Ông Hiệp giãi bày “nỗi khổ” vì tình trạng hồi tố. “Có những dự án đã quyết toán khoảng 10 năm, bây giờ kiểm toán vào bảo ‘chỗ này là sao, phải nộp lại tiền đất’ nhưng người ta không làm sai mà là cơ quan định giá các tỉnh quyết định. Giờ dự án xong, hồ sơ quyết toán rồi, người ta chia lãi, chia cổ tức ăn hết rồi, kiểm toán đến bảo phải truy thu cái này, cái nọ thì truy thu ở đâu, lấy đâu ra để nộp. Xin Bộ trưởng báo cáo Thủ tướng quy định các dự án sau 5 năm thì không hồi tố, không thanh kiểm tra nữa để doanh nghiệp yên tâm làm ăn”.
Vấn đề thứ sáu là tài chính. Theo ông Hiệp, việc cạn “room” tín dụng đang khiến các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng gặp khó khăn về dòng vốn. “Không phải chúng tôi không được cấp vốn nhưng nó nhỏ giọt nên rất khó khăn”.
Chủ tịch VACC tha thiết: “Nếu theo đơn giá bình thường, làm hết sức chặt chẽ, quản lý tốt, doanh nghiệp xây dựng có biên lợi nhuận khoảng 4%. Nhưng hiện nay do tình hình nợ đọng, giá vật liệu xây dựng tăng, không được bù giá, doanh nghiệp xây dựng càng làm càng lỗ. Hôm rồi chúng tôi họp Ban chấp hành Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, có nói với nhau, nếu tình hình này tiếp diễn 5 năm nữa, chắc không còn doanh nghiệp xây dựng nào tồn tại. Chúng tôi rất mong Bộ trưởng kiến nghị cho phép các doanh nghiệp xây dựng lớn được báo cáo với Thủ tướng để cứu rỗi ngành xây dựng, còn không chúng tôi nghĩ ngành xây dựng tan nát mất.
“Ở góc độ hiệp hội, chúng tôi thấy tình hình vô cùng khó khăn, có thể nói cứ càng ngày càng lụn bại, chỉ trừ một số doanh nghiệp làm được theo phương thức này, ví dụ chỗ anh Nguyễn Bá Dương, trước làm Coteccons, giờ làm Newtecons, anh ấy đưa ra chủ trương: dứt khoát không nhận công trình đầu tư công, chỉ làm công trình nào chủ đầu tư thanh toán đàng hoàng. Trong số doanh nghiệp xây dựng chúng tôi theo dõi, có mỗi ông này không bị nợ nần, có lãi, còn lại hầu hết vướng vào nợ nần, kể cả công ty lớn. Bởi vậy, chúng tôi đề nghị Bộ trưởng báo cáo Thủ tướng để cho chúng tôi có một lối thoát…”, ông Hiệp nói.
(VNF) - Theo ông Lê Thế Chính - đại diện Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - chống hàng giả, hàng nhái không còn chỉ là cuộc chiến trên thị trường truyền thống mà đã lan rộng ra môi trường số, nơi các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử trở thành “địa bàn mới” của các hành vi vi phạm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Nghị quyết 68 khẳng định rõ tinh thần không hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế sẽ khiến doanh nhân yên tâm kinh doanh. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tiếp cận cái mới để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
(VNF) - TS. Nguyễn Quốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng, các Báo cáo Kinh tế thường niên cho thấy: cần nhìn nhận lại vai trò của đất đai - một trong những yếu tố sống còn, dưới góc nhìn của khu vực tư nhân.
(VNF) - Theo Luật sư Bùi Văn Thành, “Cách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp chính là tạo ra môi trường để họ tự đứng vững, tự vươn lên chứ không phải chờ hỗ trợ từ các khoản vay hay ưu đãi một chiều”.
(VNF) - Theo PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính cần những cải cách mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn thuận lợi, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.
(VNF) - Nhấn mạnh doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì trước hết phải có một điểm tựa, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng cho rằng điểm tựa ấy chính là Nghị quyết 68.
(VNF) - Lần đầu tiên, một Nghị quyết của Đảng xác lập kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Khu vực này không chỉ góp phần vào tăng trưởng và giảm nghèo, mà còn là chỗ dựa cho an sinh xã hội. Tuy nhiên, để thực sự bứt phá, cần cải cách thể chế mạnh mẽ và hành động quyết liệt từ phía Nhà nước.
(VNF) - Theo ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh, nếu Việt Nam không thay đổi tư duy trong phát triển doanh nghiệp, thì sẽ rất khó để nuôi dưỡng và giữ chân “đại bàng”.
(VNF) - Với Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw khẳng định Nghị quyết có bước tiến mang tính nhân văn, bởi trên thực tế, nhiều sai phạm kinh tế của doanh nhân – nhất là doanh nhân tư nhân – khi bị hình sự hóa sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả doanh nghiệp
(VNF) - Nhấn mạnh cần tin tưởng giao nhiệm vụ và đặt hàng các cho các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo Đèo Cả cho rằng, các dự án như đường sắt tốc độ cao nếu không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được.
(VNF) - Nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân ở thời điểm hiện tại, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định, đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng và Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt
(VNF) - Về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian tới, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá thể chế là yếu tố quyết định.
(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.
(VNF) - Nói về Nghị quyết 68, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
(VNF) - TP.HCM mới sẽ vượt Kuala Lumpur và tiệm cận Bangkok về dân số lẫn kinh tế, hướng tới hình thành trung tâm đô thị - công nghiệp - cảng biển phát triển như Singapore, Thượng Hải.
(VNF) - Với định hướng xây dựng trung tâm tài chính, TS Nguyễn Tiến Chương cho rằng Việt Nam cần một lộ trình phát triển khôn ngoan, không sao chép máy móc mô hình của nước khác mà kết hợp linh hoạt để tạo lợi thế cạnh tranh riêng.
(VNF) - Kinh tế tư nhân chính là người dân làm kinh tế vì sự phát triển của bản thân, gia đình và đất nước dựa trên nguồn vốn tài chính của cá nhân, gia đình và vốn vay từ nhiều nguồn.
(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.
(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.
(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.
(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
(VNF) - Nhấn mạnh không thể lấy đầu tư công làm động lực tăng trưởng dài hạn, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
(VNF) - Theo ông Lê Thế Chính - đại diện Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - chống hàng giả, hàng nhái không còn chỉ là cuộc chiến trên thị trường truyền thống mà đã lan rộng ra môi trường số, nơi các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử trở thành “địa bàn mới” của các hành vi vi phạm.
(VNF) - Sau thời gian tạm dừng để điều chỉnh thiết kế và công năng, 2 tòa tháp CT1 và CT2 thuộc dự án Đà Nẵng Times Square đã chính thức tái khởi động. Diện mạo mới với chức năng căn hộ chung cư thay cho condotel kỳ vọng sẽ đưa dự án trở thành điểm nhấn mới trên trục ven biển Đà Nẵng.