Cắt giảm chi phí không chính thức: Bài toán khó tìm lời giải

TS Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương - 29/04/2018 08:28 (GMT+7)

Mức độ phổ biến của chi phí không chính thức, thậm chí còn được nêu thành một thứ văn hóa, đó là "văn hóa phong bì". Tác động của chi phí không chính thức là lớn và rõ ràng.

VNF
Cắt giảm chi phí không chính thức: Bài toán khó tìm lời giải

Bối cảnh

Trong hai năm gần đây, quyết tâm phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và nhà nước đã thể hiện rất rõ ràng và mạnh mẽ. Các nỗ lực cải cách nói trên đã được những kết quả rất đáng ghi nhận.

Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018, nước ta năm nay đã tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng, từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 quốc gia. Theo Báo cáo kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng thế giới vừa công bố, môi trường kinh doanh của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể, lên vị trí 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với năm ngoái (vị trí 82). Đây là mức tăng bậc nhiều nhất trong thập niên qua.

Tác động tích cực của cải cách đến cộng đồng doanh nghiệp phần nào thể hiện thông qua việc cả nước có 153.307 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số vốn đăng ký là 1.295.911 tỷ đồng và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 1.869.322 tỷ đồng; tăng 15,2% về số lượng doanh nghiệp và 45,4% về vốn đăng ký.

Bên cạnh mặt tích cực, doanh nghiệp vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn, rào cản trong đầu tư, kinh doanh. Trong khi số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh, số doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh hoặc đóng cửa ở mức cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản của khó khăn đối với doanh nghiệp là do chi phí kinh doanh ở nước ta hiện đang ở mức cao và về cơ bản chưa được cắt giảm đáng kể.

Các loại chi phí và chi phí không chính thức

Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp có thể được phân chia làm 3 loại cơ bản như sau: chi phí sản xuất, chi phí tuân thủ pháp luật và chi phí không chính thức.

Một là, chi phí sản xuất là các loại chi phí trực tiếp để tạo ra sản phẩm, dịch vụ và bán, cung cấp dịch vụ, hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Chi phí này thường bao gồm, chi phí đầu tư nhà máy, thiết bị, công nghệ, mua nguyên liệu đầu vào, bao gói sản phẩm, marketing, mở đại lý, logistics, chi phí vốn…

Hai là, chi phí tuân thủ pháp luật là chi phí giao dịch của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, tuân thủ yêu cầu pháp luật. Chi phí này thường bao gồm: (i) chi phí về thời gian trong thực hiện thủ tục hành chính, như nộp báo cáo, xin cấp giấy phép, thực hiện các thủ tục hành chính. Trong trường hợp doanh nghiệp thuê tư vấn để thực hiện thủ tục hành chính thì chi phí này chính là phí thuê tư vấn. (ii) chi phí về phí, lệ phí mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan nhà nước khi thực hiện các thủ tục hành chính; và thuế phải nộp. (iii) Chi phí đầu tư là khoản đầu tư mà doanh nghiệp phải bỏ ra để nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của quy định pháp luật.

Ba là, chi phí không chính thức là thuật ngữ dùng để chỉ loại chi phí mà doanh nghiệp tự nguyện hoặc bị ép buộc chi trả cho cơ quan, cá nhân có liên quan trong quá trình kinh doanh, đặc biệt khi thực hiện các thủ tục hành chính hoặc khi giao dịch với cơ quan nhà nước. Khác với hai loại chi phí trên, chi phí này không trực tiếp phát sinh từ nhu cầu sản xuất hay nằm trong yêu cầu của quy định pháp luật.

Ngoài ba loại chi phí nói trên, còn có chi phí khác đó là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là thiệt hại cho doanh nghiệp phát sinh từ việc chậm trễ hoặc không tiên liệu được kết quả khi thực hiện các thủ tục hành chính hoặc yêu cầu của pháp luật.

Thực trạng chi phí không chính thức ở nước ta và tác động của nó

Việc đánh giá, điều tra, khảo sát một cách toàn diện, đầy đủ về chi phí không chính thức là nhiệm vụ khó khăn và không khả thi. Một phần lý do là chi phí không chính thức bị pháp luật nghiêm cấm do đó các bên có liên quan đều không mong muốn cung cấp thông tin này.

Ngoài ra, mức độ, quy mô, tần suất của chi phí không chính thức rất khác biệt và đa dạng, tùy từng hoàn cảnh, đối tượng và thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, những thông tin gần đây trong một số nghiên cứu, điều tra về chi phí không chính thức cho thấy đây là vấn đề nghiêm trọng, đòi hỏi phải được giải quyết một cách cơ bản ở nước ta.

Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp trong Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì có đến 59% doanh nghiệp phản hồi cho rằng đã phải trả chi phí không chính thức, trong số này có đến 9,8% doanh nghiệp cho rằng đã phải trả tới hơn 10% doanh thu cho các khoản chi phí không chính thức. Mặc dù, hiện tượng này có giảm so với năm trước, nhưng mức độ chi trả chi phí không chính thức như nêu trên là nghiêm trọng và lớn.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng ước tính chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải chịu là rất lớn trong một số lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, đó là chi phí không chính thức mà các chủ hàng xuất khẩu của Việt Nam phải gánh chịu có thể lên tới 250 triệu USD vào năm 2020. Con số này được tính toán dựa trên chi để làm thủ tục hải quan nhanh chóng và chi bồi dưỡng chặng vận tải nội địa.

Mức độ phổ biến của chi phí không chính thức, thậm chí còn được nêu thành một thứ văn hóa, đó là "văn hóa phong bì". Tác động của chi phí không chính thức là lớn và rõ ràng.

Thứ nhất, đó là một gánh nặng cho doanh nghiệp, làm gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh, dẫn đến gia tăng giá thành sản phẩm dịch vụ và giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ hai, chi phí không chính thức còn làm phát sinh thêm chi phí khác, ví dụ như là để hợp pháp hóa chi phí không chính thức; dẫn đến hiện tượng gian dối trong kinh doanh, như buôn bán hóa đơn, báo cáo tài chính, thuế không trung thực…

Thứ ba, chi phí không chính thức góp phần làm méo mó cạnh tranh, suy giảm lòng tin của doanh nghiệp vào nỗ lực cải cách của Chính phủ, không thúc đẩy sáng tạo, kinh doanh chân chính, hủy hoại liêm chính trong kinh doanh. Ngoài ra có thể còn nhiều tác động tiêu cực khác, như kinh tế ngầm, kinh tế phi chính thức, tham nhũng.

Nguyên nhân và giải pháp nào?

Bằng chứng thực tế từ kết quả điều tra PCI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy phần nào nguyên nhân và điểm làm phát sinh chi phí không chính thức.

Nguyên nhân cơ bản là chất lượng yếu kém của hệ thống thể chế, quy định pháp luật. Hệ thống quy định pháp luật, thủ tục hành chính không rõ ràng, không hợp lý, phức tạp và không tiên liệu được đã tạo thành cơ hội cho cơ quan, cán bộ liên quan nhũng nhiễu doanh nghiệp và đòi hỏi chi phí không chính thức.

Điều tra PCI năm 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy có đến 44,6% doanh nghiệp trả lời đã cho rằng cán bộ sử dụng quy định để nhũng nhiễu doanh nghiệp. 44,9% doanh nghiệp trả lời đã cho rằng phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh tra, kiểm tra. 53% doanh nghiệp trả lời đã cho rằng phải trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục thông quan. (Xem bảng dưới đây).

Nguyên nhân tiếp theo là thực thi pháp luật không nghiêm, không công bằng, minh bạch hoặc lợi dụng địa vị của cán bộ giao nhiệm vụ để sách nhiễu doanh nghiệp. Ví dụ, kết quả điều tra PCI như nêu trong Bảng trên cho thấy, có đến 18,9% doanh nghiệp trả lời đã cho rằng không sử dụng tòa án vì lo ngại tình trạng chạy án.

Nói cách khác, lo ngại này có thể là lo lắng thực thi pháp luật không nghiêm, không công bằng. Tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp ngày càng giảm, chỉ có 36% doanh nghiệp năm 2017 so với 60% năm 2013. Thậm chí, việc tiếp cận thông tin, tài liệu pháp lý của nhà nước cũng là một việc không đơn giản.

Cũng theo kết quả điều tra PCI năm 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 70% doanh nghiệp cho rằng phải có "quan hệ" mới có được tài liệu của tỉnh; chỉ 2,44% cho rằng dễ dàng tiếp cận tài liệu quy hoạch.

Cũng có ý kiến cho rằng, nhiều doanh nghiệp tự nguyện chi trả chi phí không chính thức. Tuy nhiên, tôi cho rằng, ngay cả khi doanh nghiệp tự nguyện chi trả chi phí không chính thức thì cũng bắt nguồn từ chi phí không chính thức. Khi mà chi phí không chính thức phổ biến, thì một doanh nghiệp thông thường sẽ lo ngại rằng nếu mình không chi phí thì có thể công việc không hoặc chậm được giải quyết, dẫn đến họ phải chủ động chi phí trước. Hoặc cũng có trường hợp, doanh nghiệp thấy rằng chủ động chi phí trước sẽ có lợi hơn nếu thủ tục được giải quyết kịp thời, ví dụ, tránh được tiền lưu kho, bán hàng kịp thời, tận dụng tốt hơn cơ hội kinh doanh...

Tuy nhiên có bằng chứng thực tế cho thấy rằng, không phải mọi trường hợp cứ có chi phí không chính thức là công việc được giải quyết tốt. Điều tra PCI năm 2017 cũng cho thấy rằng chỉ có 50,3% cho rằng công việc được giải quyết tốt sau khi đưa chi phí.

Từ thực trạng và nguyên nhân nói trên, đã có rất nhiều giải pháp được nhiều cơ quan, doanh nghiệp liên quan kiến nghị, như cải cách thể chế, nâng cao chất lượng quy định pháp luật, bãi bỏ điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ; áp dụng công nghệ thông tin giải quyết thủ tục, kêu gọi doanh nghiệp nói không với tham nhũng...

Nhiều giải pháp đã được Chính phủ tiếp thu và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong bài này tôi nêu thêm 2 giải pháp mà thực hiện quyết liệt sẽ có tác dụng ngay trong cắt giảm chi phí không chính thức.

Thứ nhất, đối với nhà nước cần thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; giao trách nhiệm cho người đứng đầu bộ phận, cơ quan giải quyết các thủ tục pháp cho doanh nghiệp. Trường hợp, phát hiện nhũng nhiễu, nhận chi phí không chính thức thì ngoài trách nhiệm người trực tiếp có liên quan, xem xét thi hành kỷ luật, cho thôi việc với người đứng đầu bộ phận, cơ quan đó. Có như vậy, thì mới đảm bảo giám sát có hiệu quả trong nội bộ cơ quan trong đấu tranh chống chi phí không chính thức.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp thì ngoài việc nói không với tham nhũng thì cần cố gắng "chính thức hóa" chi phí không chính thức. Điều này có nghĩa là xem xét thuê doanh nghiệp tư vấn chuyên nghiệp để thực hiện thủ tục có liên quan; theo đó, chi phí tư vấn sẽ được chính thức hóa thành chi phí kinh doanh. Giải pháp này cũng chưa thực sự giải quyết được vấn đề vì doanh nghiệp vẫn mất chi phí. Tuy nhiên, có tác dụng rất lớn trong xóa bỏ tác động tiêu cực khác từ chi phí không chính thức.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước thanh tra kinh doanh vàng

Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước thanh tra kinh doanh vàng

(VNF) - Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừa ban hành quyết định về việc thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.

Giá nhà chạm đáy 9 năm, Trung Quốc công bố thêm biện pháp 'giải cứu'

Giá nhà chạm đáy 9 năm, Trung Quốc công bố thêm biện pháp 'giải cứu'

(VNF) - Ngày 17/5, Trung Quốc đã công bố một số biện pháp sâu rộng nhất để ổn định lĩnh vực bất động sản (BĐS) đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, cho phép chính quyền địa phương mua một số căn hộ, nới lỏng các quy tắc thế chấp và cam kết nỗ lực hơn nữa để cung cấp những ngôi nhà chưa hoàn thiện.

Bẫy 'Deepfake: Cú lừa siêu hạng 25 triệu USD bằng công nghệ AI

Bẫy 'Deepfake: Cú lừa siêu hạng 25 triệu USD bằng công nghệ AI

(VNF) - Công ty thiết kế và kỹ thuật đa quốc gia Arup của Anh xác nhận rằng mới đây xác nhận công ty đã vướng vào một vụ lừa đảo deepfake nhắm vào một trong những nhân viên của họ ở Hong Kong và khiến người này mất 25 triệu USD.

Cận cảnh biệt thự 'khủng' trong Khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

Cận cảnh biệt thự 'khủng' trong Khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

(VNF) - Căn biệt thự này có diện tích gần 5.000m2, tọa lạc tại lô đất K10 thuộc khu đô thị mới Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường.

Vietcombank cảnh báo đối tượng mạo danh ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Vietcombank cảnh báo đối tượng mạo danh ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

(VNF) - Vietcombank cho biết thời gian gần đây, ngân hàng nhận được những thông tin phản ánh về việc một số đối tượng mạo danh Vietcombank thực hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đào, chiếm đoạt tài sản.

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

(VNF) - Vượt những cung đường xa, 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đã được trao đến tay người dân tại Bến Tre, Tiền Giang. Những giọt nước mát lành mang bao nghĩa tình làm ấm lòng người dân giữa lúc hạn mặn.

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 4, có 316 dự án, tiểu dự án tại 48 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 0%.

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

(VNF) - Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) chia sẻ với VietnamFinance một số giải pháp để thị trường tăng trưởng trở lại vào năm 2025.

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

(VNF) - Giá heo tăng vùn vụt đã ‘phả’ hơi nóng lên cổ phiếu của các ‘đại gia’ chăn nuôi trên sàn chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay ngày 17/5, BAF và HAG tăng hết biên độ trong tình trạng ‘cháy hàng’, trong khi DBC cũng có thời điểm chạm trần.

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

(VNF) - Công ty Cảng biển Quốc tế Chu Lai - Chu Lai Port (Quảng Nam) thuộc Tập đoàn THILOGI vừa đưa vào vận hành chính thức hệ thống cẩu chuyên dụng mới trị giá hơn 400 tỷ đồng.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.