Tăng trưởng hai con số: Phải 'xốc' lại tinh thần kinh doanh của DN
(VNF) - TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, chưa bao giờ Việt Nam đạt được mức tăng trưởng hai con số. Nếu muốn thực hiện được điều này, cần phải xốc lại tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp và thực thi các chính sách khác biệt so với hiện tại.
- Bước vào 'kỷ nguyên mới': Niềm tin tăng trưởng đột phá trong 2025 05/01/2025 07:30
Đây là lúc doanh nghiệp rất muốn làm ăn
Ngay trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng GDP cả năm 2025 phấn đấu ở mức hai con số và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đột phá, khả thi, hiệu quả để thực hiện thành công mục tiêu này.
Từ kết quả tăng trưởng GDP năm 2024 ước đạt 7%, mục tiêu tăng trưởng hai con số năm 2025 không chỉ thể hiện quyết tâm của Chính phủ vượt qua thách thức mà còn là khát vọng vươn lên mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết chưa bao giờ, Việt Nam đạt được mức tăng trưởng 2 con số. Nếu tính từ năm 1990 trở lại đây, thì năm 1995 đạt được mức tăng trưởng cao nhất là 9,5%, năm 1996 đạt 9,3%.
“Việc đạt tốc độ tăng trưởng cao ngày càng khó. Sau giai đoạn dịch bệnh, không khí trầm lắng hơn. Doanh nghiệp vẫn đang khó khăn, người dân vẫn chưa thoải mái tiêu dùng trở lại. Đây là điểm trừ nếu nói về tăng trưởng”, ông Cung khẳng định.
Tuy nhiên, ông Cung cũng cho rằng đây cũng là lúc doanh nghiệp rất muốn làm ăn, muốn đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh sau giai đoạn khó khăn. Nếu giải tỏa được tâm lý này, khơi dậy được mong muốn làm việc, thì chúng ta hoàn toàn kỳ vọng về một tốc độ bứt phá. Nhưng nếu chỉ theo hiệu ứng lò xo, cộng với quyết tâm, thì có thể đạt trên 7 - 8%, chứ khó có thể đạt ngay được mức 2 con số.
“Để đạt tốc độ 2 con số, cùng với việc xốc lại tinh thần kinh doanh, tinh thần công việc, thì cần các chính sách hoàn toàn khác biệt so với hiện tại, với quan điểm là cần làm, quyết tâm làm để phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao”, ông Cung nói.
Môi trường đầu tư, kinh doanh có nhiều thuận lợi hơn
Tại Công điện số 140/CÐ-TTg ngày 27/12/2024 về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện quyết liệt, hiệu quả ba đột phá chiến lược, sáu nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu đã đề ra. Trong đó, tiếp tục làm mới, đẩy mạnh hơn nữa các động lực tăng trưởng truyền thống, bao gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và tạo đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới.
Ðáng lưu ý, Thủ tướng yêu cầu tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư xã hội, thúc đẩy hợp tác công tư; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng giao thông chiến lược, phấn đấu vượt mục tiêu có 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025 và 5.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2030.
Theo TS Nguyễn Ðức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, trong mục tiêu tổng quát của năm 2025, Quốc hội, Chính phủ xác định ưu tiên hàng đầu cho tăng trưởng cùng với giữ ổn định kinh tế vĩ mô là cách nhìn mới.
Ðây là năm thứ hai, thúc đẩy tăng trưởng được đặt lên trước nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, đi kèm với đó là các giải pháp để thực hiện cho được mục tiêu ưu tiên tăng trưởng.
“Nếu hoàn thành thủ tục và khởi công đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ngay trong năm 2025, khả năng tăng trưởng GDP cao trong ba năm liên tiếp hoàn toàn có thể đạt được", TS Nguyễn Ðức Kiên nhận định.
GS, TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho rằng, môi trường đầu tư, kinh doanh dự kiến sẽ có nhiều thuận lợi hơn nhờ hiệu ứng từ công cuộc đổi mới thể chế đang tích cực triển khai từ cuối năm 2024.
Kinh tế Việt Nam đang trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao đem lại nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh cho các doanh nghiệp. Do đó, việc tinh giản bộ máy, cải cách thể chế hướng đến tháo bỏ những rào cản, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển cần được triển khai thông suốt, bảo đảm không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến sự vận hành liên tục của các hoạt động kinh tế-xã hội.
Năm 2025 là năm cuối "về đích" kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và cũng là năm tăng tốc, bứt phá, tạo nền tảng, tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2026-2030. Những chuyển động mới trong sự điều hành quyết liệt của Chính phủ đang tạo đà, tạo khí thế mới để cả nước phấn đấu tăng trưởng bứt phá, chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng cao và hiện thực hóa tầm nhìn của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc.
Năm 2025: 'Việt Nam có cơ hội tăng trưởng đến 8%'
- Năm 2025: Niềm tin tăng trưởng và những ẩn số khó lường 25/12/2024 03:00
- Tăng trưởng GDP trên 8%: 'Giải pháp đột phá để kích hoạt động lực tăng trưởng mới' 22/12/2024 07:00
- Thủ tướng: Năm 2025, đưa tăng trưởng GDP cả nước trên 8% 21/12/2024 05:06
Vào công trường thi công 600 căn nhà ở xã hội tại Long Biên - Hà Nội
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.