Chủ tịch CMC kiến nghị lên Thủ tướng 8 vấn đề để phát triển nền kinh tế số

System - 02/08/2017 22:00 (GMT+7)

Chính phủ đã xác định kinh tế số là một trong ba ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030, nhưng quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế số cũng như thành phố thông minh ở Việt Nam còn nhiều thách thức khó khăn.

VNF
Ông Nguyễn Trung Chính - Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC. Nguồn: VTV

Nền kinh tế số (hay còn gọi là nền kinh tế internet hoặc kinh tế mới) là một nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Những năm qua, tiến bộ công nghệ đã tác động vào các ngành kinh doanh cũng như mọi khía cạnh của cuộc sống. Điều này khiến kinh tế số ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn trong tổng thể nền kinh tế tại mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Bằng việc ban hành các văn bản như: Nghị quyết 36A về Chính phủ điện tử, Chỉ thị 16 về phát triển Cách mạng công nghiệp 4.0…, Chính phủ Việt Nam đã xác định kinh tế số là một trong ba ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, tại Việt Nam, quá trình hình thành nền kinh tế số cũng như phát triển thành phố thông minh còn nhiều thách thức như: chưa hội tụ được các điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nền kinh tế số; chưa thống nhất nhận thức, còn thiếu nguồn lực, giải pháp hợp lý để phát triển thành phố thông minh…

Vì vậy, với vai trò là người điều phối chính của phiên thảo luận chuyên đề, ông Nguyễn Trung Chính - Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC đã đưa ra 8 kiến nghị hết sức đáng chú ý nhằm mục tiêu phát triển thành phố thông minh, khởi nghiệp sáng tạo và nguồn nhân lực CNTT, qua đó tạo nền tảng cho nền kinh tế số tại Việt Nam.

Cụ thể, điểm thứ nhất là Chính phủ nên sửa lại Nghị quyết 36a để đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tiếp cận dự án chính phủ điện tử.

Thứ hai, nên bỏ phí viễn thông công ích đối với dịch vụ Internet vì đây là dịch vụ rất cần trong nền Kinh tế số và đang cần hỗ trợ, việc thu phí sẽ đi ngược lại và sẽ làm ảnh hưởng đến việc mở rộng mạng lưới.

Thứ ba, đề xuất Chính phủ thay thế Nghị định 102 về ứng dụng CNTT bằng vốn ngân sách đảm bảo tính phù hợp với đặc thù của ngành CNTT; đơn giản hóa mọi quy trình về lập dự án, triển khai, nghiệm thu, đặc biệt là quy trình cho thuê hệ thống thông tin; bỏ quy định về thiết kế thi công, linh hoạt khi điều chỉnh do đây là đặc tính của các phần mềm; lập và duyệt dự toán trên cơ sở báo giá so sánh và tham chiếu hệ thống tương tự.

Toàn cảnh diễn đàn

Thứ năm, Chính phủ có thể xem xét cho phép thí điểm mô hình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại một số thành phố như TPHCM.

Thứ sáu, việc hoàn chỉnh khung pháp lý về giao dịch điện tử cũng là một điểm đáng lưu ý, nên khuyến khích không dùng tiền mặt, cấm một số giao dịch lớn dùng tiền mặt để tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển.

Thứ bảy, về vấn đề xây dựng thành phố thông minh, ông Chính cũng cho rằng việc này nên xây dựng theo chuẩn thế giới, mà nhiều thành phố áp dụng là chuẩn ISO.

Cuối cùng, về vấn đề nhân lực trong ngành CNTT, Chính phủ cũng cần thúc đẩy sớm các chương trình đào tạo nguồn nhân lực để đạt mục tiêu có 100.000 kỹ sư CNTT vào năm 2020.

Ngoài ra, chuyên gia này kiến nghị Chính phủ cần xem xét, rà soát các văn bản luật và nghị định; dỡ bỏ mọi rào cản với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân; tránh bất bình đẳng và tạo ra các giấy phép con mới, tạo cơ chế xin- cho, gây nhiều bất cập và tăng phí phí cho doanh nghiệp.

Cùng chuyên mục
Tin khác