'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sang năm 2018, kế hoạch thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn sẽ được thực hiện ra sao? Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước SCIC, đã đưa ra những thông tin để chia sẻ về vấn đề này.
PV: Là tổ chức thực hiện thành công khá nhiều thương vụ thoái vốn lớn trong năm 2017, theo ông, để bán vốn hiệu quả cần nhất là điều gì?
Ông Nguyễn Đức Chi: Nếu tính cả việc bán vốn lần đầu tại Vinamilk (5,4% vốn điều lệ), trong năm 2017, SCIC đã bán vốn thành công tại 38 doanh nghiệp, giá trị thu được là 21.208 tỷ đồng, gấp 19,1 lần giá vốn, chênh lệch bán vốn thu về 20.102 tỷ đồng.
Nếu tính hơn 10 năm hoạt động, SCIC đã thực hiện bán vốn tại gần 1.000 doanh nghiệp và bán quyền mua tại 19 doanh nghiệp, với giá vốn là 8.084 tỷ đồng và thu về 27.999 tỷ đồng (gấp 3,5 lần giá vốn).
Qua quá trình triển khai bán vốn ở các doanh nghiệp, SCIC đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, nghiệp vụ bán vốn ngày càng chuyên nghiệp hơn, có đóng góp vào quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chung.
Đơn cử, đợt bán vốn Vinamilk vừa qua, SCIC đã chủ động đề xuất với Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền một số cơ chế nhằm tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư tham gia đấu giá.
Đó không chỉ là cơ chế miễn chào mua công khai, cho phép nộp mã số giao dịch muộn; mà còn cho phép đặt cọc bằng ngoại tệ, giao dịch ký quỹ có thể được thực hiện ở tất cả các ngân hàng được cấp thẩm quyền; nhà đầu tư chỉ cần chuẩn bị 100% giá trị giao dịch vào ngày thanh toán vì tiền đặt cọc cũng là một phần của thanh toán.
Ngoài ra, SCIC đã xin phép Bộ Tài chính và Chính phủ cho phép thoái vốn bằng cách bán cổ phần cả lô đối với doanh nghiệp niêm yết. Bởi trong một số trường hợp, các cổ đông lớn chỉ quan tâm đến việc mua một phần vốn của SCIC để đạt tỷ lệ chi phối và phần còn lại sẽ rất khó bán.
Nhìn nhận câu chuyện bán vốn ở góc độ thị trường, đợt bán vốn Vinamilk đã hỗ trợ cho thị trường chứng khoán khởi sắc, thuận lợi cho thoái vốn, cổ phần hóa chung của doanh nghiệp nhà nước, qua đó thu hút mạnh mẽ dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
PV: Dự kiến năm 2018, thị trường chứng khoán sẽ đón thêm những "hàng tốt" nào khi SCIC trình kế hoạch thoái vốn năm nay?
Ông Nguyễn Đức Chi: Ngày 10/7/2017, Thủ tướng đã có Quyết định số 1001/QĐ-TTg phê duyệt phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC đến năm 2020. Theo đó, số lượng doanh nghiệp mà SCIC bán vốn nhà nước trong giai đoạn 2017 - 2020 là 132 công ty.
Trên cơ sở đó, ngay trong tháng đầu năm 2018, SCIC sẽ trình và thông qua chính thức kế hoạch thoái vốn năm 2018.
Theo danh sách này, cơ bản là những doanh nghiệp đã được chuẩn bị từ năm 2017 như: Vinaconex, Nhựa Bình Minh, Domesco, FPT... Khi đưa ra kế hoạch thoái vốn này, chúng tôi hy vọng thu hút nhiều sự chú ý của nhà đầu tư lớn, qua đó giúp cho kết quả thoái vốn thành công, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của Nhà nước trong hoạt động thoái vốn.
PV: Với chức năng là một nhà đầu tư của Chính phủ, SCIC quan tâm đến những cơ hội đầu tư nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Đức Chi: Là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động đầu tư của SCIC phải dựa trên nguyên tắc: đảm bảo nguồn vốn nhà nước và sinh lợi đồng vốn. Vì vậy, các quyết định đầu tư của SCIC rất cẩn trọng trong bối cảnh kinh tế thị trường khó dự đoán. Tôi cho rằng, các cơ hội đầu tư khác nhau và phù hợp, SCIC đều xem xét để đầu tư nhưng định hướng đầu tư tài chính là tốt nhất tại thời điểm này.
Vì thế, SCIC sẽ tìm các cơ hội đầu tư với định hướng cùng đi với các nhà đầu tư chuyên ngành khác để tham gia các cơ hội đầu tư. SCIC cũng sẽ sử dụng các công cụ tài chính trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán để đầu tư như đầu tư vào công cụ lãi suất cố định là trái phiếu. Như trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng, SCIC sẽ lựa chọn để tối đa hóa hiệu quả đồng vốn.
Với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tốt, chúng tôi vẫn có thể xem xét quyết định đầu tư nếu mang lại hiệu quả. Thực tế, SCIC đã góp vốn và đầu tư vào những doanh nghiệp tiềm năng, điển hình là cùng Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) góp vốn thành lập công ty cổ phần hoạt động rất hiệu quả. Điều đó cho thấy, các khoản đầu tư của SCIC đều xem xét trên cơ sở quy định của pháp luật và nếu hiệu quả sẽ xem xét đầu tư.
PV: Thưa ông, tiến độ bàn giao vốn tại các doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao vốn về SCIC tới đây sẽ được thúc đẩy như thế nào?
Ông Nguyễn Đức Chi: Tại Nghị định 147/2017/NĐ-CP mới ban hành có bổ sung quy định cụ thể thời hạn chuyển giao vốn nhà nước tại từng loại hình doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện cổ phần hóa phải chuyển giao vốn nhà nước về SCIC trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày bộ, UBND cấp tỉnh hoàn thành việc công bố giá trị vốn nhà nước lần 2.
Trường hợp tại thời điểm chuyển giao, chưa có quyết định công bố giá trị vốn nhà nước lần 2 thì chuyển giao giá trị vốn nhà nước theo giá trị được phê duyệt tại phương án cổ phần hóa hoặc theo quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần hóa.
Nghị định cũng quy định rõ chế tài xử lý, theo đó, các trường hợp chây ỳ, chậm bàn giao phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và những phát sinh về tài chính, tổn thất có liên quan (nếu có) theo quy định pháp luật. SCIC đang tích cực làm việc với các bộ, UBND còn doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao để thực hiện đúng các quy định về chuyển giao vốn nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Nếu tiến trình bàn giao vốn nhà nước được đẩy nhanh và quyết liệt hơn về SCIC, rất có thể danh mục thoái vốn tới đây của SCIC sẽ có thêm các tên mới và tạo ra nguồn cung mới ra thị trường.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.