Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chất lượng báo cáo của các công ty chứng khoán mang tính chất khuyến nghị nhưng lại ảnh hưởng lớn nên chắc chắn phải có câu chuyện khi công ty chứng khoán ra báo cáo phải có trách nhiệm cả hình sự hay dân sự, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng khẳng định như vậy tại buổi toạ đàm Công bố thông tin của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ngày 4/4.
Ông Trần Văn Dũng nhấn mạnh việc cơ quan quản lý thì không được bình luận về giá cổ phiếu, chứng khoán trên thị trường. Theo vị này, chỉ số P/E (hệ số giá cổ phiếu trên lợi nhuận) hay P/B (giá cổ phiếu trên thị trường so với giá sổ sách) chuẩn hơn cho các doanh nghiệp đại chúng hoạt động ổn định nhưng đối với các doanh nghiệp tăng trưởng thì có độ sai lệch nhiều.
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng
"Tôi có dịp đi công tác tại Singapore qua dự án Marina Bay Sands đang trong giai đoạn chuẩn bị đưa vào sử dụng. Tại thời điểm đó, thị trường bất động sản thế giới xuống thê thảm. Trước khi sang đó vô tình nghe được câu chuyện đầu tư vào đó mua cát nhiều nơi trong đó có cát ở Kiên Giang (Việt Nam). Một người nói thị trường khó khăn thì doanh nghiệp này sẽ phá sản.
Lúc sang, tôi thấy các thứ chuẩn bị rất rầm rộ. Giữa nghe và thực tế lại là câu chuyện khác. Temasek bỏ phần vốn còn lại do họ thấy thị trường bất động sản thế giới đang xấu, thời gian thu hồi vốn của dự án lúc đầu dự tính 10 năm. Nhưng thực tế sau này quay lại dự án thu hồi vốn rất nhanh, người Singapore được vào chơi nếu chứng minh thu nhập… Như vậy, ở giai đoạn trước nếu tính P/E, P/B và khả năng lỗ thì không ai đầu tư. Nhưng với góc nhìn của nhà đầu tư chuyên nghiệp lại khác.
Cho nên, với nhà đầu tư nhỏ lẻ thì nên đưa vào quỹ đầu tư tốt còn không thì nên đầu tư vào các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định rồi", ông Dũng nói.
Ở góc nhìn của thành viên tạo lập thị trường, Chủ tịch Công ty Chứng khoán SSI Nguyễn Duy Hưng cho rằng, tất cả các yếu tố P/E và chỉ số khác là rất quan trọng nhưng đó chỉ là yếu tố tham khảo để so sánh với ngành tương đương với nhau và các đơn vị liên quan, chứ không có nghĩa rằng đó là chuẩn nào đấy. Nói đi nói lại, nhà đầu tư cần chọn những nguồn tin uy tín nhất, để tham khảo và tự đưa ra quyết định của mình.
Kể cả có đưa tiền cho một tổ chức chuyên nghiệp thì cũng chưa chắc đã hiệu quả vì giá trên thị trường phản ánh theo cả thông tin chính thống và không chính thống. Thị trường phản ánh theo kỳ vọng số đông nhà đầu tư, đương nhiên cũng dựa vào nguyên lý cơ bản nhưng chỉ đóng góp dưới 50% quyết định đầu tư.
"Năm nào tại thời điểm nào chúng ta hỏi nhau cũng nói với nhau là khó khăn trong đầu tư và chỉ có khi chúng ta trải qua rồi thì mới có thể thể biết. Cuối cùng chỉ là các quan điểm. Nếu 10 ông lớn ngồi với nhau mà cùng nhìn với nhau thị trường tích cực thì nó sẽ là tích cực, trong khi 10 ông lớn ngồi với nhau nhìn theo kiểu lắc đầu thì nó sẽ là lắc đầu.
Nhưng còn cơ sở nào để họ nhận định thì quan điểm khác nhau, không thể chỉ ra rõ từng điểm một được. Thị trường Mỹ cũng có lúc thế này thế kia. Nếu mà mọi thứ đều có thể kiểm soát một cách hoàn toàn thì thị trường chứng khoán không còn hấp dẫn. Đó mới là sự hấp dẫn và như vậy mới có thể trở thành kênh huy động vốn tốt của thị trường", ông Hưng nói.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trần Văn Dũng còn thẳng thắn nói về hoạt động của "nhà cái" dù cơ quan quản lý không dùng từ này trong chứng khoán.
Vị này cho rằng đây là câu chuyện muôn thuở của thị trường, đến cả những thị trường bậc cao như Mỹ vẫn thấy điều này. Cách đây mấy ngày thấy một công ty ở Singapore thao túng chứng khoán bị phát hiện và bị phạt khá nặng. Câu chuyện này chúng ta đã quy định rõ trong luật, và là cơ quan quản lý thì theo sát rất chặt.
Theo ông Dũng, "nhà cái" ở đây có thể là một cá nhân hay một nhóm. Thậm chí có những việc nguy hiểm hơn là tay ba giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư với đơn vị tư vấn. Cấp độ cao hơn nữa là cả kiểm toán cũng tham gia thì rất phức tạp.
"Ủy ban Chứng khoán nhà nước là cơ quan quản lý sẽ giám sát nhưng đến đâu thì lại là một câu chuyện. Bởi vì Uỷ ban Chứng khoán nghĩ được một thì bên ngoài nghĩ được nhiều hơn. Những người xuất sắc nhất hiện nay có vẻ tập trung vào những công ty lớn chứ không nằm ở cơ quan quản lý. Nhưng nếu chúng ta không tập trung giám sát sẽ loạn", ông Dũng nói.
Về việc các công ty chứng khoán có báo cáo phân tích nhận định sai về thị trường, dự trữ ngoại hối… ông Dũng cho rằng chất lượng báo cáo của các công ty chứng khoán mang tính chất khuyến nghị nhưng lại ảnh hưởng lớn nên chắc chắn phải có câu chuyện khi công ty chứng khoán ra báo cáo phải có trách nhiệm cả hình sự hay dân sự. Ủy ban chứng khoán Nhà nước có biện pháp là nếu có đánh giá mang tính chất nhạy cảm phải có cơ sở. Với nhà đầu tư thì ông Dũng cho rằng cần chọn lọc công ty chứng khoán để tin.
Giải pháp để cải thiện chất lượng công bố thông tin hay nói cách khác đó là sự minh bạch của thị trường, ông Dũng cho rằng cần vận hành giải pháp hình quả mít.
"Có ai đó từng nói là muốn đi nhanh phải đi một mình còn muốn đi xa phải đi cùng nhau. Theo tôi giải pháp ở đây là chúng ta phải đi cùng nhau. Hiện tại cơ quan quản lý đang xây dựng luật, nhưng bị doanh nghiệp kêu nhiều, bên thì bảo là quy định chặt như thế này thì sao chúng tôi theo được, nhưng lại có người kêu là làm thế này thì làm sao minh bạch được", Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán nói.
Vị này cho biết, 10 năm trước thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống. 10 năm trước cũng là thời điểm thị trường UpCoM ra đời, và là người tham gia tư vấn ông Dũng cho rằng nếu không có UpCoM, thì nhà đầu tư không được tiếp cận với báo cáo tài chính mặc dù chất lượng báo cáo khi đó có thể chưa tốt, nhưng có còn hơn không.
Sau đó chúng ta đi thêm được một bước nữa, là doanh nghiệp nằm trên UpCoM vẫn phải công bố thông tin như doanh nghiệp niêm yết. "Tôi quan niệm chúng ta sẽ phải đi từ từ, nhưng xác định là phải đi từ nhận thức. Phải để doanh nghiệp nhận thức được minh bạch và quản trị tốt hơn thì chống chịu với khủng hoảng tốt hơn.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng nhiều thông tin quan trọng dấu đi cho một đợt phát hành. Tôi cho rằng họ sẽ đạt được mục đích trong lần đầu nhưng các lần sau sẽ không thể qua mặt được nhà đầu tư. Một doanh nghiệp che dấu thông tin nhưng bị báo chí dồn dập đưa tin cũng sẽ bị mất đi uy tín. Họ sẽ phải rút kinh nghiệm và đó cũng là tấm gương cho các doanh nghiệp khác", ông Dũng nói.
Trong các giải pháp đó, ông Dũng khẳng định cơ quan quản lý có trách nhiệm lớn là phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và tổng thể hơn. Vai trò kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm, tới đây các hình thức xử phạt sẽ tăng lên nhiều không chỉ tập thể mà cả cá nhân. Việc xử lý hình sự cũng sẽ mạnh hơn.
Xem thêm: Giá tiền ảo hôm nay (8/4): Làm sao để chắc chắn Bitcoin đã chạm đáy?
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.