Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo quan điểm của ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, áp lực lên tỷ giá thời gian gần đây không tới từ lộ trình tăng lãi suất của FED mà tới từ việc đồng nhân dân tệ (NDT) giảm giá tới 8% so với đồng USD kể từ tháng 3.
Ông Thành cho hay, dù không có thông điệp chính thức từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhưng giới đầu tư nghi ngại rằng cơ quan này chủ động để đồng NDT xuống giá, như một biện pháp để đối phó lại việc Hoa Kỳ áp thuế đối với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc.
Thuế trừng phạt làm hàng Trung Quốc vào Hoa Kỳ đắt lên, ngược lại, NDT mất giá sẽ làm giá hàng giảm xuống.
“Hiện Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Vì vậy, về mặt điều hành chính sách, chúng ta vẫn muốn ổn định tỷ giá giữa tiền đồng với USD. Việc NDT xuống giá so với USD có nghĩa là VND lên giá so với NDT. Sức ép lên tỷ giá USD/VND là từ đó”, chuyên gia Fulbright lý giải.
Nhiều quan điểm cho rằng dù có sức ép lớn từ bên ngoài, như NDT xuống giá như vậy, song do có dự trữ một lượng lớn ngoại tệ, Việt Nam không cần hay không nên điều chỉnh tỷ giá.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, nếu như không điều chỉnh mà cứ cứng nhắc, cố định tỷ giá VND với USD trong khi sức ép cạnh tranh từ phía Trung Quốc lớn lên, NDT tiếp tục xuống giá, thì hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ mất tính cạnh tranh.
Thêm vào đó, nếu chiến tranh thương mại leo thang, hàng hóa Trung Quốc không thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ, họ sẽ tìm cách xuất khẩu sang các quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Quốc gia nào để đồng tiền của mình lên giá so với NDT quá nhiều sẽ chịu áp lực cạnh tranh nhiều nhất từ hàng Trung Quốc.
“Nếu như Ngân hàng Nhà nước khăng khăng cố định tỷ giá, thì sẽ phải bán ra lượng dự trữ ngoại tệ rất lớn. Điều này hoàn toàn có thể làm bởi lượng dự trữ ngoại tệ lên tới gần 63 tỷ USD. Nhưng nếu quá cứng nhắc và chiến tranh thương mại còn leo thang nữa thì đến lúc buộc phải điều chỉnh thì mức điều chỉnh sẽ lớn và gây xáo trộn trên thị trường”, ông Thành nhận định.
Dù vậy, theo vị chuyên gia này, việc chủ động phá giá VND không phải là chính sách nên làm.
Ông Thành cho rằng xuất khẩu đang tăng trưởng tốt thì chưa chắc phá giá VND, xuất khẩu sẽ tăng mạnh hơn. Nhà điều hành chỉ phá giá đồng nội tệ khi xuất khẩu chững lại hoặc giảm xuống. Còn trong 6 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng tới 16% so với cùng kỳ.
“Thứ hai, cũng phải tính toán tới bầu không khí bảo hộ thương mại ở khắp nơi hiện nay. Các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với một đối tác nào đó đều là tâm điểm để đối tác đó đe dọa đưa ra biện pháp bảo hộ. Về mặt quan hệ đối ngoại, một quốc gia sẽ bị các đối tác thương mại tấn công nếu chủ động phá giá nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu”, chuyên gia Fulbright nêu quan điểm.
Ông Thành khẳng định thêm, việc điều chỉnh tỷ giá là để giảm áp lực trên thị trường, nhưng hoàn toàn không nên chủ động phá giá để tăng tính cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.