Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Lãi suất phù hợp hay không thể hiện qua sức hấp thụ vốn của thị trường, nên nếu nhìn ở góc độ này lãi suất đang rất hợp lý, biểu hiện qua tín dụng tăng trưởng khá tốt… Ông Võ Trí Thành, thành viên Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia vừa chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này. Ông nói:
"Xét về yếu tố lịch sử, lãi suất thời điểm này không phải cao nếu không nói là thấp hơn rất nhiều cách đây vài năm. Trong khi đó, vấn đề lãi suất hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt Nam không phải là yếu tố quan trọng số một, mà quan trọng nhất là làm thế nào để họ tiếp cận được vốn thông qua minh bạch tài chính, kế toán, sổ sách, dự án…để ngân hàng có thể đánh giá, phân loại… đưa ra mức lãi suất cho vay từng doanh nghiệp".
- Theo thị trường thì lãi suất sẽ tùy vào từng khách hàng, nhưng doanh nghiệp luôn muốn có lãi suất ổn định, có trần lãi suất để hoạt động sản xuất kinh doanh không bị xáo trộn, thưa ông?
Ông Võ Trí Thành: Đòi hỏi ấy có phần ngược lại với mục tiêu chúng ta đang hướng tới là phát triển nền kinh tế thị trường. Theo đó, giá cả hàng hóa, dịch vụ hay như lãi suất, tỷ giá cũng phải linh hoạt, phản ánh theo diễn biến thị trường, tránh áp đặt. Biện pháp mang tính hành chính có thể dẫn đến nguy cơ méo mó phân bổ nguồn lực.
Muốn lãi suất ổn định trong dài hạn thì kinh tế vĩ mô phải vững chắc, lạm phát thấp. Các công cụ chính sách như tiền tệ và tài khóa có vai trò quan trọng trong duy trì nền kinh tế ổn định. Đối với chính sách tiền tệ, hoàn thiện chính sách để sử dụng những công cụ có tính thị trường hơn như là thị trường mở, thị trường liên ngân hàng… qua đó góp phần quan trọng điều tiết lãi suất ổn định. Còn đối với chính sách tài khóa thì vấn đề kỷ luật ngân sách đặt lên hàng đầu, làm sao để không gây sức ép lên chính sách tiền tệ.
Để đảm bảo mặt bằng lãi suất thấp một cách thích hợp, theo tôi phải có nền tảng cơ bản nhất đó là lành mạnh hóa hệ thống tài chính, ngân hàng. Các "trò chơi" tài chính sẽ ngày càng phức tạp hơn, vì thế việc giám sát hoạt động của các ngân hàng cũng phải ngày càng tốt hơn, hoàn thiện thể chế pháp lý đảm bảo an toàn hệ thống.
Việc ấn định lãi suất cho vay là khó khả thi, bởi có những khác biệt về mặt đối xứng thông tin giữa các ngân hàng thương mại với doanh nghiệp. Một trong những nguyên tắc của các ngân hàng khi cho vay là mức lãi suất tùy theo độ rủi ro của khách hàng. Doanh nghiệp tốt lãi suất tốt, và ngược lại. Đấy là "trò chơi" rất thị trường, khi tham gia chúng ta phải chấp nhận sòng phẳng. Tóm lại, theo quan điểm của tôi nên để thị trường hấp thụ vốn một cách tự nhiên.
- Có ý kiến đang lo ngại tín dụng có thể tăng trưởng nóng. Ông thấy sao về điều này?
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay từ 18-20%, gắn với đó là ổn định kinh tế vĩ mô, phù hợp mục tiêu tăng trưởng. Bên cạnh đó, năng lực cung ứng tiền cũng như hoạt động bơm - hút tiền của ngân hàng Nhà nước khá tốt. Và quan điểm của ngân hàng Nhà nước là bám sát diễn biến thị trường, linh hoạt điều chỉnh chính sách nên không quá đáng ngại.
Điều tôi quan tâm hơn là chất lượng tín dụng. Vấn đề cần phải giải quyết là tái cấu trúc nền kinh tế, xử lý nợ xấu, ổn định kinh tế vĩ mô chứ không nên dùng chính sách lãi suất thấp để kích thích tăng trưởng.
Như trường hợp Indonesia trước đây, lãi suất thấp hơn Việt Nam nhưng vừa rồi nước này gặp vấn đề về ngân sách, cán cân thanh toán, lòng tin đồng nội tệ giảm dẫn tới phá giá mấy chục % bản tệ, lạm phát tăng lại phải nâng lãi suất… Cho nên có những thời điểm không nhất thiết cần lãi suất rẻ mà quan trọng là phù hợp với cân đối vĩ mô.
- Xin cảm ơn ông!
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.