Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Văn bản số 2562/UBND-KT về việc siết chặt cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố.
Theo văn bản, cùng với giấy đi đường, người đi đường cần xuất trình kèm theo các giấy tờ khác như căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Đáng lưu ý, thành phố yêu cầu giấy đi đường phải có cả xác nhận của cả cơ quan, đơn vị và chính quyền nơi cơ quan, đơn vị đang hoạt động.
Cùng theo văn bản trên, UBND thành phố giao Công an thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã siết chặt công tác kiểm tra, giám sát tại các chốt kiểm soát, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn Công an, UBND xã, phường, thị trấn, các lực lượng Tổ tự quản, Tổ Covid cộng đồng tăng cường công tác kiểm tra giấy đi đường tại các chốt kiểm soát đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng theo hướng.
Ngay trong sáng 9/8, công tác kiểm tra đã được siết chặt tại các chốt kiểm dịch. Tuy nhiên việc này đã khiến ùn tắc ở các chốt, điều này dẫn đến không đủ đảm bảo khoảng cách phòng chống dịch (2m). Bên cạnh đó, việc tiếp xúc nhiều người tham gia lưu thông thiếu ý thức lẫn những người ra đường vì công việc của lực lượng giữ chốt khiến người dân lo ngại về việc có lây chéo bệnh trong cộng đồng ở chỗ đông người.
Trước tình trạng đó, đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp không đồng tình về việc ban hành các quy định nhằm siết chặt cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội tại các chốt kiểm dịch của lãnh đạo Hà Nội.
Cụ thể, PGS. TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, cho rằng Hà Nội đưa ra các quy định "không phải để chống dịch mà để đưa thành phố vào trạng thái bất động".
Theo ông Thiên, điều này là trái với tinh thần chỉ thị của Thủ tướng và gây nguy cơ lây nhiễm cao.
Trong khi đó, theo ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản của TP. Hà Nội cho thấy có quá nhiều thủ tục hành chính.
Ông Nhưỡng cho rằng Hà Nội cần nghiên cứu cân nhắc lại việc đưa ra quy định mới để vừa chống dịch hiệu quả, không gây ra nhiều bất cập, nhiêu khê cho người dân.
Trên Facebook cá nhân của luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hừng Đông, chia sẻ: "Thay vì ngồi ở nhà thì ngày mai tôi phải đến văn phòng để chế ra các loại giấy tờ nhằm đối phó với cái yêu cầu rất vô nghĩa của UBND TP Hà Nội.
"Công ty chúng tôi đã làm việc ở nhà 100%, bản thân tôi và gia đình cũng gần như không ra ngoài và tôi tin hầu hết mọi người khác đều như thế. Dịch bệnh thế này mà ai vẫn phải ra đường là việc vô cùng cần thiết và đừng không được mà thôi".
Cũng theo ông Huế, cấm đoán và phạt là những thứ dễ nhất mà chính quyền có thể làm vì những thứ đó không cần chất xám, lãnh đạo có thể ban hành lệnh bất cứ khi nào họ muốn vì họ có sẵn bộ máy được trả lương, có súng ống và cả nhà tù.
"Việc khó là làm sao kiểm soát được dịch bệnh nhưng vẫn phải thấu hiểu và chia sẻ được với nỗi khó khăn của người dân để có những quyết sách hợp lý, hợp tình. Làm sao để cho dân trong cơn hoạn nạn đang phải đối mặt với hàng núi khó khăn nhưng vẫn thấy 1 chính quyền ở bên cạnh, khi chẳng được hỗ trợ 1 chút vật chất nào thì vẫn còn thấy 1 chính quyền "phục vụ" chứ không phải 1 chính quyền "cai trị"",ông Huế chia sẻ thêm.
Trong khi đó, doanh nhân Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn Le Invest (Holdings) Corporation, cho rằng cần sửa ngay một số biện pháp giám sát người dân đang vô hình tạo ra tình trạng tụ tập đông người.
Theo ông Vinh, giờ này, ai cũng sợ Covid, nếu buộc phải ra đường thì hầu hết là vì họ buộc phải ra, do đó cần giám sát người đi đường để đảm bảo họ không tiếp xúc đông người.
"Hãy kiểm tra và phạt nặng những người đáng nghi hoặc vi phạm lệnh giãn cách, để răn đe nhưng xin đừng đổ đồng tất cả để kiểm tra tất cả, vừa tăng nguy cơ lây nhiễm, vừa bất khả thi", doanh nhân Lê Quốc Vinh bày tỏ.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.