(VNF) – Kể từ lần đầu tiên vượt ngưỡng 10.000 tỷ đồng vào năm 2018, con số nợ vay của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) đã không ngừng tăng qua các năm. Đến 2023, giá trị nợ vay đã lên tới gần 19.000 tỷ đồng, lớn nhất lịch sử doanh nghiệp, tăng 30% so với năm trước và cao gấp 2,2 lần vốn chủ sở hữu. Quy mô dòng tiền đi vay 2023 cũng tăng gấp 4,5 lần năm trước đó, lên tới 16.841 tỷ đồng. Những con số này cho thấy, CII dường như đang khát tiền hơn bao giờ hết.
Cơn khát tiền của CII
Thụt lùi
2022 có thể xem là một năm “bay bổng” về kinh doanh của CII khi doanh thu đạt mức cao nhất mọi thời đại, 5.748 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế 860 tỷ đồng, cao nhất trong 5 năm gần nhất. Tuy nhiên, bước sang 2023, CII đã thụt lùi rất sâu khi chỉ có doanh thu 3.090 tỷ đồng, giảm 46% và lợi nhuận sau thuế 370 tỷ đồng, giảm 57% so với năm trước.
Bước thụt lùi của CII có nguyên nhân cơ bản là mảng bất động sản (vốn chiếm tới 63% tổng doanh thu 2022) giảm rất mạnh, giảm 69% về doanh thu so với năm trước, chỉ đạt 1.139 tỷ đồng. Trên thực tế, sự suy giảm của mảng bất động sản là không ngạc nhiên, bởi trong năm 2022, CII đã bàn giao một lượng sản phẩm rất lớn, chỉ còn một phần dành cho năm 2023. Cụ thể: dự án D’ Verano – Lô 3.2, năm 2022 đã xây dựng và bàn giao tới 95% số lượng sản phẩm; dự án The River – Lô 3.15, năm 2022 đã bàn giao 100% căn thương mại và 80% căn hộ; dự án 152 Điện Biên Phủ, năm 2022 đã bàn giao xong 55% tổng số sản phẩm. Bởi vậy, trong kế hoạch kinh doanh 2023, CII chỉ đặt mục tiêu 1.300 tỷ đồng cho mảng bất động sản và kết quả thực hiện năm 2023 đã hoàn thành được 87%.
Điều đáng nói ở đây là CII hầu như không đạt được bước tiến đáng kể nào trong việc thúc đẩy tiến độ cho các dự án còn lại để ghi nhận nguồn thu. Điều này cũng được ông Lê Quốc Bình – CEO của CII, thừa nhận tại đại hội cổ đông bất thường tổ chức hồi tháng 10/2023: “Các hồ sơ pháp lý dự án bất động sản gần như không có dự án nào chạy được”. Đây là điều rất đáng lo ngại cho CII về nguồn thu trong năm 2024 này.
Ở mảng thu phí giao thông, từ năm 2022, tình hình đã tốt lên với doanh thu 1.455 tỷ đồng, tăng 53%. Năm 2023, doanh thu mảng thu phí tiếp tục tăng 17% lên 1.687 tỷ đồng nhờ việc hợp nhất dự án Trung Lương – Mỹ Thuận. Dù vậy, so với kỳ vọng 1.900 tỷ đồng doanh thu thu phí, mức thực hiện trong năm 2023 mới chỉ đạt 86%.
Với việc 2 mảng chủ lực, một đi lùi, một không tạo ra đột phá, và các mảng còn lại cũng trong tình trạng tăng trưởng âm (doanh thu xây lắp giảm 62%, doanh thu cung cấp nước sạch giảm 48%), CII chỉ có thể kết thúc năm 2023 với việc hoàn thành được 60% kế hoạch doanh thu và 38% kế hoạch lợi nhuận (chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ). Đây cũng là năm có lợi nhuận sau thuế tệ nhất của CII trong 5 năm trở lại đây (không tính năm lỗ).
Đau đầu tiền bạc
Không chỉ đuối về lợi nhuận, năm 2023, dòng tiền kinh doanh của CII cũng rất xấu khi âm tới 1.140 tỷ đồng. Đây là năm âm dòng tiền kinh doanh thứ 3 trong 4 năm gần nhất của CII.
Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến dòng tiền kinh doanh âm nặng là CII đã phải chi trả tới 1.908 tỷ đồng lãi vay, tăng tới 22% so với năm trước.
Trên thực tế, nợ vay của CII không phải chỉ mới tăng, mà đã tăng rất mạnh trong nhiều năm qua. Kể từ năm 2018, khi lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 10.000 tỷ đồng, nợ vay của CII gần như tăng đều đặn qua từng năm: 2019 là 13.851 tỷ đồng, 2020 là 16.585 tỷ đồng, 2021 là 17.039 tỷ đồng, 2022 là 14.582 tỷ đồng và 2023 là 18.886 tỷ đồng.
Con số nợ vay trong năm 2023 là đỉnh cao trong lịch sử của CII, tăng tới 30% so với năm trước và gấp 2,2 lần vốn chủ sở hữu.
Để hình dung rõ hơn về “cơn khát” của CII, hãy nhìn sang dòng tiền đi vay. Nếu năm 2022, quy mô dòng tiền đi vay chỉ là 3.755 tỷ đồng thì tới năm 2023, con số này đã là 16.841 tỷ đồng, tăng gấp 4,5 lần.
Chính điều này đã tạo nên sự leo thang về chi phí tài chính qua các năm: 2020 là 1.214 tỷ đồng, 2021 là 1.416 tỷ đồng, 2022 là 1.359 tỷ đồng và 2023 là 1.600 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng tới 22% là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế 2023 của CII suy giảm nặng nề so với các năm trước đó.
CII vừa qua đã bày tỏ ý định tiếp tục nghiên cứu các dự án BOT với tổng mức đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này cho phép nội suy rằng cơn khát tiền với doanh nghiệp này chưa có điểm dừng.
Ở thời điểm kết thúc năm 2023, tổng nợ phải trả của CII đã lên tới 24.678 tỷ đồng, cao gấp 2,9 lần vốn chủ sở hữu, tương đương với việc 74% tài sản của công ty được hình thành từ nợ phải trả. So với đầu năm, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của CII đã tăng lên rất mạnh (đầu năm chỉ là 1,89 lần).
Công ty cho biết đang thực hiện các hoạt động tái cơ cấu nguồn vốn, song cho tới lúc này, mọi việc vẫn chưa cho ra kết quả cuối cùng. Trong khi đó, lãi vay vẫn tiếp tục “gõ” lên đầu công ty. Ở thời điểm kết năm 2023, CII ghi nhận các khoản phải trả liên quan lãi vay khá lớn, như: 196 tỷ đồng chi phí lãi vay và các khoản chi phí hợp tác kinh doanh, 86 tỷ đồng chi phí lãi vay…
2024 này, CII nhiều khả năng vẫn sẽ đau đầu với câu chuyện tiền bạc, bên cạnh nỗi lo không nhỏ về nguồn thu khi doanh thu thu phí khó lòng đột biến còn mảng bất động sản cho tới hết 2023 chỉ có 153 tỷ đồng tiền người mua trả trước ngắn hạn…
(VNF) - Quảng Ngãi thống nhất hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(VNF) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa ký kết khoản vay liên kết bền vững (SLL) trị giá 150 triệu USD với Công ty Cổ phần Vinschool (công ty con của Tập đoàn Vingroup).
(VNF) - Những tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản miền Bắc ghi nhận sự dịch chuyển đáng chú ý của dòng tiền đầu tư, từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận.
(VNF) - Được ví như trái tim của Crystal Holidays Harbour Vân Đồn, tòa tháp The Harmony mô phỏng kiến trúc kiệt tác du thuyền Harmony of the Seas. Đây không chỉ là sự hòa hợp giữa kiến trúc và thiên nhiên mà còn là không gian mang đậm chất sống toàn cầu, là nơi sống, làm việc và nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho giới trẻ.
(VNF) - Một loạt băng rôn đòi quyền lợi được cư dân căng trên hàng rào các căn biệt thự tại Khu đô thị Starlake, nơi được xem là một trong những dự án cao cấp và đắt đỏ nhất dành cho giới nhà giàu Hà Nội.
(VNF) - Dự án Khu nghỉ dưỡng Quang Phú Luxury tại xã Quang Phú, TP. Đồng Hới được chấp thuận đầu tư nhằm xây dựng khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 4 sao phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
(VNF) - TP.HCM dự kiến đấu giá hàng chục lô đất, phát triển hàng loạt khu đô thị TOD dọc các tuyến metro. Nếu thuận lợi, việc đấu giá sẽ mang về nguồn thu hàng trăm nghìn tỷ đồng
(VNF) - Giá đất tại huyện Đan Phượng, Hà Nội, đang là một trong những tâm điểm chú ý của giới đầu tư trong thời gian gần đây, do sự xuất hiện của dự án Vinhomes Wonder City cùng tiến độ của tuyến đường đang được xây dựng. Giá đất “nhảy múa” khiến một số chủ đất tại Đan Phượng hưởng lợi lớn.
(VNF) - Dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ - nhà ở cao cấp (Lavida Green) có mức đầu tư hơn 2.110 tỷ đồng, diện tích đất thực hiện dự án là 45.640,7m2 do Công ty TNHH SUFAT Việt Nam làm chủ đầu tư.
(VNF) - Diện tích căn hộ tại dự án NƠXH Thăng Long Green City dao động từ 49,56 m2 đến 58,9m2, mức giá bán là 18,4 triệu đồng/m2 (bao gồm thuế VAT 5% và phí bảo trì 2%).
(VNF) - Theo kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất và danh mục các khu đất đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 của TP.HCM, trong quý III/2025, TP. HCM sẽ tổ chức đấu giá 7 khu đất.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội) do Tổng Công ty 319 (doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 630 tỷ đồng.
(VNF) - Quy hoạch TP.Thủ Đức đến năm 2040, là trung tâm phía Đông về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo. Định hướng chiến lược sẽ giúp nâng tầm diện mạo đô thị mà còn mở ra cơ hội cho BĐS khi hạ tầng được đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.
(VNF) - Thanh tra TP.Huế vừa công bố quyết định thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước trong việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác đối với 6 dự án trên địa bàn.
(VNF) - Khu Công cộng, dịch vụ đô thị thuộc dự án Tổ hợp thể thao, giải trí và thương mại tại phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) có diện tích gần 13ha, giá khởi điểm 11,7 triệu đồng/m2.
(VNF) - UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành nhiều quyết định phê duyệt hồ sơ mời nhà đầu tư quan tâm đến 6 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn toàn tỉnh, với tổng số lượng 6.500 căn hộ.
(VNF) - Năm 2025 hứa hẹn là giai đoạn phục hồi và phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam, nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố tích cực như tăng trưởng nguồn cung, phục hồi du lịch và hoàn thiện pháp lý.
(VNF) - Sau khi trải qua năm 2024 tương đối tốt, đầu năm 2025, Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (Becamex TDC, HoSE: TDC) đã đề ra kế hoạch tái cơ cấu để trở thành một tập đoàn.
(VNF) - 30 lô đất được Đà Nẵng lên kế hoạch cho thuê ngắn hạn để làm bãi đỗ xe và thương mại dịch vụ, trong đó nhiều lô đất nằm ở vị trí 2-3 mặt tiền tuyến đường lớn của thành phố.
(VNF) - Ông Vũ Kim Giang, Chủ tịch HĐQT SGO Group, nhìn nhận các yếu tố để tạo lập một chu kỳ mới đã hình thành tương đối đầy đủ trên thị trường bất động sản miền Bắc. Do vậy, năm 2025 là thời điểm quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định.
(VNF) - Không chỉ là đại đô thị quy mô, tiện ích hoàn thiện và đẳng cấp bậc nhất giúp kiến tạo chuẩn mực sống mới cho khu vực phía Tây Hà Nội, Vinhomes Wonder City thu hút mạnh mẽ khách ở thực cũng như nhà đầu tư còn nhờ quy hoạch sản phẩm độc đáo hiếm có trên thị trường.
(VNF) - Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại dịch vụ Thanh Phú tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An có tổng vốn đầu tư 12.662 tỷ đồng. Chủ đầu tư thực hiện dự án là Liên danh Công ty cổ phần BEHS - Công ty TNHH Covestcons.
(VNF) - Quảng Ngãi thống nhất hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.