Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam vừa có thông báo về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 30/2022/GCNCP-VSD ngày 22/06/2022 và cấp mã chứng khoán cho Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông – VASS - doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của bà Đỗ Thị Kim Liên ("shark" Liên).
Theo đó, mã chứng khoán của VASS là IFA, là cổ phiếu phổ thông. Số lượng chứng khoán VASS đăng ký là 70 triệu cổ phiếu với giá trị đăng ký là 700 tỷ đồng.
Theo VSD, VASS đăng ký giao dịch cổ phiếu IFA trên thị trường UPCoM tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Việc giao dịch cổ phiếu IFA được thực hiện theo quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) được thành lập ngày 07/11/2003 theo giấy phép của Bộ Tài chính, là một trong số doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân lâu đời nhất tại Việt Nam.
VASS hiện có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Hai cổ đông chính của công ty là Công ty TNHH Đầu tư AAA Plus, sở hữu 37,1% và Công ty Cổ phần Đầu tư Một trăm, sở hữu 28,6%.
Về tình hình kinh doanh, VASS báo lỗ 24,6 tỷ đồng quý I/2022, trong khi cùng kỳ có lãi 20,3 tỷ đồng. Tính đến cuối quý I/2022, tổng lỗ lũy kế của VASS đã lên đến gần 381 tỷ đồng, kéo vốn chủ sở hữu xuống còn 321 tỷ đồng.
Trước đó, VASS cũng đã công bố báo cáo tài chính năm 2020 kiểm toán với kết quả kinh doanh khá ảm đạm. Cụ thể, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm thuần là 1.718 tỷ đồng, thấp hơn 40% so với năm 2019.
Trong bối cảnh chi phí bồi thường của VASS chỉ giảm hơn 8% còn 91 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường của VASS được cải thiện từ 3,46% lên 5,3% trong năm 2020. Dẫu vậy, nếu so sánh với một số đối thủ cạnh tranh đang niêm yết trên sàn chứng khoán như Bảo Minh (HoSE: BMI), Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH), Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HoSE: BIC)... thì con số này cực kỳ khiêm tốn.
Trong khi nhóm doanh nghiệp bảo hiểm khác có tỷ lệ sinh lời (lợi nhuận/doanh thu) dao động từ 5-10% mỗi năm, thì ở VASS cũng chỉ là trên dưới 3%, cá biệt năm vừa qua chỉ còn 2%.
Một trong những nguyên nhân bào mòn lợi nhuận của VASS đó là chi phí hoạt động quá lớn, chiếm đến 66% doanh thu phí của doanh nghiệp. Kết quả lợi nhuận sau thuế năm 2020 chỉ đạt 35,4 tỷ đồng, thấp hơn nhiều con số 92 tỷ đồng năm trước.
Bức tranh tài chính kém sắc đã đeo bám VASS nhiều năm qua, tính tại ngày 31/12/2020, doanh nghiệp đang lỗ lũy kế hơn 358 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 343 tỷ đồng, bằng hơn nửa so với vốn góp (700 tỷ đồng). Nợ phải trả lúc này đứng ở mức 1.011 tỷ đồng, phần lớn là các khoản nợ ngắn hạn.
Tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021 tổ chức ngày 31/5/2021, đại hội đã bầu bổ sung bà Đỗ Thị Kim Liên vào ghế thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019 – 2023. Trước đó, Shark Liên đã giữ chức cố vấn cấp cao của VASS trong 8 năm liền.. Website của công ty cũng cho biết vào tháng 5, bà Liên đã quay trở lại vị trí tổng giám đốc điều hành của VASS.
Ứng dụng bảo hiểm LIAN – luôn được quảng bá gắn liền với hình ảnh của bà Liên – cũng chính là sản phẩm của VASS.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.