'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Với chủ đề "Mở rộng thị trường vốn – tài chính Việt Nam, thách thức và giải pháp", Diễn đàn thị trường vốn - tài chính là nơi các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp cùng thảo luận, đi tìm lời giải cho bài toán vốn trung và dài hạn của Việt Nam.
Điều phối viên Nguyễn Xuân Thành cho biết, việc phát triển thị trường vốn hiện nay mới giải quyết được nguồn vốn cho doanh nghiệp lớn và có quy mô trung bình. Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và buộc phải sử dụng đến nguồn "tín dụng đen".
Ông Nguyễn Kim Hùng - Giám đốc Công ty Cổ phần tái cấu trúc doanh nghiệp Việt khẳng định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có cấu trúc vốn. Từng tham gia cấu trúc nhiều doanh nghiệp, ông nhận thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được chia thành 3 loại, trong đó, phần lớn là những thanh niên, kỹ sư đi lên từ đam mê, mong muốn khởi nghiệp.
Theo ông, nhóm doanh nghiệp này không biết gì về vốn trong khi việc tiếp cận ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vốn thực chỉ chiếm 20-30%, còn lại là liên kết tài chính giữa gia đình, bạn bè, anh chị em. Khi ngân hàng không cho vay, trái phiếu Chính phủ không thể tiếp cận, họ buộc phải sử dụng đến nguồn vốn không chính thức hay gọi là "tín dụng đen".
"Chỉ cần tìm kiếm cụm từ 'cho vay vốn' trên Internet sẽ ra 20 triệu kết quả. Thị trường có nhiều loại hình cho vay, nhưng chi phí sử dụng tương đối cao", ông Hùng cho biết. "Có những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí có tới 60% tổng vốn sản xuất kinh doanh là vốn từ tín dụng đen", ông nói.
Theo ông Hùng, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ thay đổi nhanh, phải thích ứng với thị trường nhưng lại chưa có hành lang pháp lý để xác định giá trị thực của hàng hóa. Họ buộc phải tính toán để có thể hợp lý hóa những khoản vốn này.
Việc tiếp cận với nguồn vốn, quỹ, công ty tài chính rất xa vời, chưa kể đến các nguồn quỹ mà Nhà nước đang khuyến khích. Ông Hùng cũng mong, bằng cách nào đó, Chính phủ có thể hợp thức hóa "tín dụng đen" để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nếu được trình bày về giải pháp, ông Hùng mong Chính phủ có thể tạo ra khung pháp lý để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận nguồn vốn này một cách hợp lệ bởi chi phí sử dụng vốn lên đến trên 10% nhưng chưa được hoạch định vào chi phí hợp lệ.
Trả lời ông Hùng, ông Hà Huy Tuấn - Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết có bốn nguyên nhân khiến tín dụng đen nở rộ.
Ông Hà Huy Tuấn - Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia
Nguyên nhân thứ nhất, theo ông Tuấn là quỹ tín dụng đen tồn tại theo nhu cầu của người dân. Vay theo hình thức này khá nhanh gọn, không vướng điều kiện chặt chẽ như của ngân hàng. Thứ hai, có tình trạng dùng nguồn vay từ tín dụng đen trả nợ ngân hàng.
Nguyên nhân thứ ba là trong thời gian vừa qua, sự phát triển công nghệ thông tin khiến cho cách tiếp cận trực tiếp giữa bên có nhu cầu vay và cho vay càng trở nên thuận tiện. Thứ tư là vấn đề khơi thông nguồn vốn. "Người ta không muốn gửi ngân hàng vì cho vay bên ngoài lãi suất cao hơn", ông Tuấn nêu quan điểm.
Ông Tuấn cho rằng quỹ tín dụng đen không phải xấu, vấn đề là phải suy nghĩ về giải pháp. Đối với thế giới, tín dụng đen đã tồn tại từ rất lâu dưới dạng cũng hoạt động như ngân hàng nhưng không được công nhận. "Vì vậy, chúng ta đang đứng trước thực tiễn do cung cầu mà hình thức này tồn tại", ông Tuấn nhận định.
Ông Tuấn cho rằng, để hợp thức hoá được, cơ quan thuế cần có bằng chứng ở mức độ hợp lý, như ở nhiều nước, họ phải tính toán một tỷ lệ thuế nào đó phù hợp.
Về phía cơ quan Nhà nước, ông Tuấn cho rằng cần phải làm thế nào để Nhà nước giúp và cung ứng nguồn vốn được. Cụ thể, phải làm sao để người dân hiểu ngân hàng cũng muốn cho vay. Theo đó, hai bên phải có những ra soát lại để đơn giản hoá thủ tục cho vay, đơn giản hoá thủ tục thanh toán.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những chương trình ưu đãi để có cách tiệm cận tốt hơn. Vấn đề nữa là kiểm soát những sản phẩm mới, không nên gò bó nhưng cũng phải kiểm soát và khuyến khích. "Cơ quản lý cần truyền thông tích cực để người dân thấy được tính hai mặt của tín dụng loại này, đồng thời tố cáo những hình thức bẫy mang thuần tính lừa đảo.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.