'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giải quyết vấn đề nhà ở cho những người có thu nhập thấp được Chính phủ rất quan tâm.
Với một quốc gia có 96 triệu dân và có tốc độ đô thị hóa nhanh như Việt Nam thì việc tạo ra quỹ nhà ở giá rẻ phù hợp với các nhóm đối tượng, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp là một bài toán đang cần lời giải.
Đầu xuân, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh xung quanh vấn đề này.
Giúp người nghèo cải thiện về chỗ ở là một trong những nhiệm vụ được Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm. Xin Thứ trưởng đánh giá khái quát về những kết quả đã đạt được thời gian qua?
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo đến lĩnh vực nhà ở với nhiều nhiều chính sách, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Nhiều chương trình phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội dành cho người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo và các đối tượng thu nhập thấp đang gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn cả nước… được thực hiện, góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và nỗ lực vào cuộc của các cấp, ngành cùng toàn xã hội, chương trình phát triển nhà ở xã hội đã đạt nhiều kết quả quan trọng.
Theo tổng hợp số liệu báo cáo của các địa phương, tính đến hết tháng 12/2018, cả nước đã hoàn thành khoảng 233.000 hộ và đang triển khai hỗ trợ nhà ở cho 56.500 hộ gia đình có công với cách mạng; khoảng 85.000 hộ nghèo đã được hỗ trợ vay vốn xây dựng nhà ở; tại khu vực đô thị đã hoàn thành 198 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng hơn 81.700 căn với tổng diện tích hơn 4.085.000 m2.
Cả nước đang tiếp tục triển khai 226 dự án, quy mô xây dựng khoảng 182.200 căn với tổng diện tích khoảng 9.110.000 m2; trong đó, dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đã hoàn thành đầu tư xây dựng 100 dự án, quy mô khoảng 41.000 căn hộ với tổng diện tích 2.050.000 m2.
Hiện vẫn còn 73 dự án đang tiếp tục triển khai với quy mô xây dựng khoảng 88.400 căn hộ, tổng diện tích 4.420.000 m2.
Riêng trong năm 2018, cả nước có thêm 14 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đã hoàn thành với quy mô khoảng 7.300 căn.
Mặc dù điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế chính sách ưu đãi đối với nhà ở xã hội. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, giúp cho hàng ngàn hộ dân, công nhân lao động có thu nhập thấp được cải thiện nhà ở.
Những nỗ lực phát triển nhà ở cho người nghèo đã được cả xã hội ghi nhận, tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa như kỳ vọng. Bộ Xây dựng có giải pháp gì để phát triển phân khúc nhà ở xã hội trong thời gian tới, thưa Thứ trưởng?
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là các mục tiêu về phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại đô thị, công nhân các khu công nghiệp, trong giai đoạn 2016 - 2020 các cấp, các ngành, nhất là các địa phương, doanh nghiệp cần tập trung triển khai tốt một số giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm.
Trước hết là tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phát triển nhà ở, nhất là đối với việc phát triển nhà ở xã hội. Trong năm 2019, đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở về chính sách nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện Nghị quyết TW7 và sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản để góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đối với các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng các dự án bất động sản.
Về nguồn vốn hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng tiếp tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung nguồn ngân sách nhà nước trung hạn giai đoạn 2016-2020 để cho Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện cho vay ưu đãi theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Bên cạnh đó, xác định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc quy định cụ thể thời điểm đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên diện tích đất ở dành để xây dựng nhà ở xã hội (20% diện tích đất ở trong dự án nhà ở thương mại) khi lập, phê duyệt và triển khai dự án nhà ở thương mại.
Cùng đó, các địa phương phải xác định việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân là một nhiệm vụ chính trị; trong đó chính quyền địa phương là cấp quyết định sự thành công của chương trình.
Ý nghĩa an sinh của nhà ở xã hội đã rõ. Cùng đó, các phân khúc khác của thị trường bất động sản cũng đang cải thiện đáng kể về tính minh bạch, thanh khoản, dần thăng bằng cán cân cung - cầu. Điều này chứng tỏ vai trò quản lý nhà nước đã được phát huy tốt trong thời gian qua. Bước sang năm 2019, Thứ trưởng có thể chia sẻ về giải pháp nhằm tiếp tục bình ổn thị trường bất động sản trong thời gian tới?
Thị trường bất động sản trong năm 2019 dự báo tiếp tục phát triển ổn định, không có nguy cơ xảy ra “bong bóng bất động sản”.
Nhưng thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các khu đô thị mới, khu dân cư có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ và tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số dự án nhà ở trong khu vực trung tâm đô thị có tiến độ thi công nhanh, hạ tầng đồng bộ, chủ đầu tư có uy tín, giá cả phù hợp.
Đến thời điểm hiện tại, hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường bất động sản đã cơ bản hình thành và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi, môi trường đầu tư thông thoáng để thị trường bất động sản phát triển.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản nước ta trong thời gian qua cũng có những giai đoạn phát triển chưa thật sự ổn định, có lúc “phát triển nóng”, có thời điểm “nguội lạnh” ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước.
Do đó, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các bộ ngành tiếp tục rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về Kinh doanh Bất động sản, Nhà ở, Xây dựng, Quy hoạch đô thị nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh bất động sản theo hướng tiếp tục cắt, giảm điều kiện kinh doanh và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Làm được việc này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận các thủ tục và dịch vụ công. Qua đó, huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật; đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước có khó khăn về nhà ở.
Mặt khác, các địa phương cần tăng cường kiểm soát cung – cầu hàng hóa bất động bất động sản theo hướng thực hiện nghiêm các quy định về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở để khắc phục tình trạng lệch pha cung - cầu hàng hóa.
Cơ quan chức năng sẽ tiếp tục rà soát, phân loại các dự án bất động sản để quyết định việc thu hồi, tạm dừng, giãn, hoãn hoặc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm của các dự án cho phù hợp với quy hoạch, nhu cầu thực tế và khả năng chi trả của từng nhóm đối tượng trong xã hội; kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư, nhất là các dự án bất động sản cao cấp, khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp.
Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan sớm nghiên cứu, sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng mới các cơ chế, chính sách nhằm hạn chế đầu cơ, góp phần bình ổn thị trường bất động sản, sử dụng hiệu quả đất đai.
Năm 2019, Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các giải pháp, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017 để đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Xem thêm: 'Vỡ mộng' 1 triệu tỷ đồng đầu tư giao thông giai đoạn 2016-2020
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.