Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cách đây vài năm, nhiều người đẹp của Băng Cốc thường xuất hiện tại Thonglor, Chidlom, Sathorn hoặc bất kỳ khu vực trung tâm thời trang nào khác ở thủ đô Thái Lan. Nhưng ngày nay, trọng tâm đã chuyển sang các khu vực xung quanh sông Chao Phraya - trái tim của thủ đô và là trung tâm phát triển của nền văn hóa mới.
Với các quán ăn sôi nổi, các dự án thiết kế cao cấp như The Jam Factory, các căn hộ phong cách như The River Bangkok và một loạt các khách sạn quy mô vừa phải như The Siam và Sala Rattanakosin, một lần nữa "dòng sông của các vị vua" lại trở thành địa điểm luôn được nhắc đến.
Bờ sông tại Băng Cốc có thể là điểm mới nhất của khu vực gây được sự chú ý, nhưng nó chưa phải là duy nhất. Châu Á Thái Bình Dương đang trong giai đoạn bùng nổ của các dự án đô thị ven sông. Và các nhà đầu tư đang không giấu diếm tham vọng của mình ở các thành phố khác như Sydney và Singapore.
Ông Chua Yang Liang, Trưởng phòng Nghiên cứu Đông Nam Á và Singapore tại JLL, nhận định: "Sự ổn định và tăng trưởng của các nền kinh tế địa phương đã khiến các dự án bất động sản ven sông ngày càng trở nên hấp dẫn nhà đầu tư ở phân khúc giải trí và nhà ở. Họ phát triển những ý tưởng rất độc đáo và khác biệt so với sự phát triển điển hình trong nước".
Lấy ví dụ tại Sydney, các nhà đầu tư nước ngoài đang tranh nhau để thâu tóm những dự án bất động sản khách sạn hiện hữu tại cảng Darling Harbour. Đồng thời các dự án mới như The Harbour Royale Developments (trị giá 10 triệu đô la Úc) đang được xây dựng. Trong khi đó tại Manila, dự án cải tạo thành phố Bay City đang được thiết lập để định hình lại thủ đô.
Cũng theo ông Chua Yang Liang: "Tại các đô thị hiện đại, dự án có không gian xanh là một tiêu chuẩn cao cấp. Tuy nhiên, hướng nhìn ra sông hoặc bến cảng tạo cảm giác cởi mở và kết nối với thế giới tự nhiên mới là điểm chủ chốt. Cả người mua lẫn nhà đầu tư đều bị thu hút bởi các vị trí ven sông có tầm nhìn mở rộng và phong cách sống thích hợp cho nghỉ dưỡng".
Một vài thành phố đã thực hiện phát triển khu vực ven sông với kế hoạch thận trọng. Lấy ví dụ tại Singapore, nhờ vào Cơ quan Phát triển Đô thị (URA), thành phố Sư tử đã có một lối đi dạo bộ dài 3,5km được che chở bởi ba mái che gió trang bị quạt cảm ứng để tránh một phần nắng mặt trời. Hoạt động từ năm 2010, khu vực ven song xung quanh Marina Bay Sands đã trở thành một trong những câu chuyện của sự phát triển thành công nhất trong khu vực.
Tuy vậy, không phải mọi dự án đã thành công như ở Singapore. Chẳng hạn như ở Thái Lan, ông Chua Yang Liang chỉ ra rằng "việc tiếp cận bờ sông khá yếu. Các quy định về xây dựng cũng là một trong những quy định nghiêm ngặt nhất dọc theo bờ sông, làm cho sự phát triển này còn nhiều thử thách."
Những khó khăn này đã giải thích lý do tại sao con sông bị bỏ lại phía sau các khu vực khác của thành phố trong suốt thời gian dài. Với sự trợ giúp của Bangkok River Partners, mọi thứ đang thay đổi, nhưng đó là một quá trình cần có thời gian.
Tại Hồng Kông, nhu cầu bất động sản ven cảng đã có trong nhiều thập kỷ qua, nhưng việc thực hiện thay đổi quy mô lớn như ở Singapore thì rất khó thực hiện. Rất nhiều đề xuất táo bạo về lối đi cho người đi bộ và các bãi biển nhân tạo dọc bến cảng Victoria đã được thực hiện, nhưng với phần lớn các vùng ven sông đều không mở ra công cộng, khiến cho những nhiệm vụ này thực tế không hề dễ.
"Không có quá nhiều khu vực ven sông tại các thành phố hay quốc gia được phát triển. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ đi theo nơi mà người mua muốn đi", ông Chua cho biết.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.