'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trao đổi bên lề một hội nghị về môi trường kinh doanh mới đây, GS Nguyễn Mại cho rằng Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể trong nỗ lực cải cách hành chính và tạo lập sự thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, GS Mại cho rằng điều quan trọng hơn cả là Việt Nam cần thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
GS cho biết 2 năm trước, Indonesia có thứ hạng môi trường kinh doanh thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên hiện nay, Indonesia đã vượt Việt Nam và thu hút được một lượng lớn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân nằm ở cách đặt vấn đề về cải thiện môi trường kinh doanh của Tổng thống Indonesia.
"Tổng thống Indonesia ra lệnh phải đưa thứ hạng môi trường kinh doanh từ trên 100 xuống dưới 50. Nếu không làm được việc đấy thì coi như là làm nhục quốc thể. Tức là ông Tổng thống tiếp cận vấn đề theo hướng cải tiến không phải chỉ để tăng trưởng, để phát triển thêm, để thu hút đầu tư nước ngoài mà đây là quốc thể của một nước", GS Mại nói.
"Chúng ta thấy rằng thi thoảng Việt Nam tăng thêm được 8 - 10 bậc, nhưng nếu cứ tuần tự thế này, trong bối cảnh các nước khác cải thiện mạnh mẽ hơn, thì mình cũng chỉ như giậm chân tại chỗ. Cho nên tôi cho rằng nên tiếp cận vấn đề như cách Tổng thống Indonesia đã làm, coi đây không phải là vấn đề của Chính phủ, của doanh nghiệp mà là quốc thể của Việt Nam", GS Mại nói thêm.
Nhận định về những thách thức trong việc cải thiện môi trường kinh doanh hiện nay, GS Nguyễn Mại cho rằng thách thức không phải là thể chế mà là thực thi thể chế.
"Tôi rất đồng tình với các doanh nghiệp rằng bộ máy hiện nay là cản trở lớn nhất của việc thực thi thể chế. Tôi đã đi xuống rất nhiều địa phương, doanh nghiệp khổ sở vì cán bộ thuế, cán bộ môi trường, cán bộ quản lý thị trường không thể tưởng được, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ.
"Cho nên tôi vẫn cho rằng mấu chốt hiện nay nằm ở 2 vấn đề: cơ cấu lại bộ máy cho tinh gọn và giảm biên chế (chọn lựa công chức trong bộ máy nhà nước là những công chức biết phục vụ doanh nghiệp theo hướng kiến tạo, hành động, phục vụ)", GS Mại nhấn mạnh.
Đánh giá về dự thảo Nghị quyết 19 – năm 2018, GS Nguyễn Mại cho rằng dù nghị quyết đã có nhiều nội dung được thay đổi nhưng vấn đề trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các Bộ, các UBND tỉnh, các cơ quan nhà nước khác… chưa được rõ ràng.
"Cả thế giới ngạc nhiên khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột cắt chức Ngoại trưởng. Chúng ta, không bàn luận đúng sai gì ở đây, nhưng có một điều cần phải thấy rằng người đứng đầu phải có quyền như vậy.
"Chúng ta không làm được việc ấy. Thủ tướng bây giờ muốn cắt chức ai cũng không làm được như vậy. Cho nên tôi cho rằng phải có định chế rõ ràng để nâng cao trách nhiêm cá nhân, để ai không làm được việc thì thủ trưởng, dẫu chưa cắt chức cũng phải có quyền đình chỉ chức vụ", GS Mại nói.
Bình luận về việc mới đây Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), GS Nguyễn Mại nêu lại một kinh nghiệm từ ngày Việt Nam chuẩn bị vào WTO.
"Năm 2005, khi biết sắp vào WTO, Chính phủ cho lập một tổ tư vấn cấp cao. Tổ tư vấn đi đến tất cả các tỉnh, nói cho họ biết WTO là cái gì và cần phải làm gì. Chúng tôi đi hàng tháng như vậy mà phát hiện ra các tỉnh gần như không hiểu gì về WTO cả.
"Giờ, sau 10 năm, chúng ta ký CPTPP và nếu không có gì thay đổi thì đầu năm sau sẽ thực thi. Sắp tới, ta cũng sẽ ký EVFTA với EU. Tuy nhiên điều ngạc nhiên là không thấy một động thái gì mang tính phổ biến để các địa phương, các doanh nghiệp hiểu được 2 FTA mới có gì khác với FTA cũ và phải thay đổi thế nào để thích ứng?", GS Mại đặt vấn đề.
"Tôi mong rằng Chính phủ nên xem lại cách chúng ta đã làm khi gia nhập WTO để rút kinh nghiệm cho hiện nay", ông nói thêm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.