Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Rất có thể, thời gian tới, thị trường M&A sẽ chứng kiến một thương vụ khủng trong ngành fintech. Nguồn tin của tờ DealStreetAsia cho biết SoftBank Vision Fund đang xúc tiến thương vụ đầu tư tới 200 triệu USD vào VNPay. Cùng thời điểm, GIC cũng đã đề nghị rót 100 triệu USD vào trung gian thanh toán này của Việt Nam.
Trước đó, đầu năm 2019, một trung gian thanh toán khác là Momo công bố thông tin công ty nhận vốn "khủng" chưa từng có trong giới fintech Việt Nam, đến từ nhà đầu tư Warburg Pincus. Theo Crunchbase, số vốn đầu tư mới nhất rót vào Momo trị giá 100 triệu USD và đến nay Momo đã huy động được 133,8 triệu USD.
Một thương vụ đáng chú ý khác là Công ty Cổ phần VinID với 80% thuộc sở hữu của Tập đoàn Vingroup cũng đã hoàn tất những thủ tục để mua lại nền tảng ví điện tử MonPay vào đầu năm 2019. Giá trị thương vụ chưa được tiết lộ.
Bên cạnh đó, thị trường ghi nhận thương vụ sáp nhập đáng chú ý của ví điện tử Vimo và mPOS (cả 2 đều là thành viên Tập đoàn NextTech) và được đổi tên thành NextPay. Sau khi sáp nhập, NextPay sử dụng giấy phép trung gian thanh toán của ví điện tử Vimo và đang đàm phán với các nhà đầu tư để huy động khoảng 30 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B.
Ngoài ra, hàng loạt thương vụ khác cũng đã được thực hiện như ví điện tử Moca hợp tác chiến lược với Grab. Thông tin trên thị trường cho biết Grab đã mua lại cổ phần của Moca với giá 3 triệu USD từ mức định giá 10 triệu USD; Tomochain huy động được 8,5 triệu USD trong đợt huy động vốn bằng tiền thuật toán (ICO-Initial Coin Offering) vào năm 2018, Fintech Tima cho vay P2P cũng tuyên bố đã huy động được vòng tài trợ Series B trị giá 3 triệu USD từ quỹ đầu tư ngoại Belt Road Capital Management vào tháng 10/2018 với mức định giá gần 20 triệu USD; Finhay huy động được gần 1 triệu USD tài trợ từ các đối tác nước ngoài…
Theo “Báo cáo thường niên về tình hình đầu tư vào startup Việt Nam năm 2018” do Topica Founder Institute (TFI) thực hiện, lĩnh vực fintech đang dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trong năm 2018 với 8 thương vụ, tổng giá trị 117 triệu USD. Tính riêng tại Việt Nam, cuối năm 2017, đã có 4,4 tỷ USD rót vào lĩnh vực này và dự kiến tăng lên gấp đôi vào năm 2020. Fintech ở Việt Nam đang phát triển quá nóng, các lĩnh vực ứng dụng fintech ở Việt Nam cũng rất đa dạng gồm ví điện tử, trung gian thanh toán, cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, thanh toán di động...
Kết quả khảo sát tiêu dùng toàn cầu năm 2019 do PwC công bố cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng tại Việt Nam sử dụng thanh toán di động tăng từ 37% năm 2018 lên 61% vào năm 2019. Đây là mảnh đất màu mỡ cho trung gian thanh toán phát triển.
Ông Nguyễn Bá Diệp, Phó chủ tịch M_Service, chủ Momo nhận định đây là thời điểm “vàng” để phát triển của thị trường thanh toán điện tử bởi đã hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Thứ nhất, Việt Nam có quy mô dân số lớn, đặc biệt là dân số trẻ, có khả năng tiếp cận các xu hướng mới, phong cách sống mới một cách nhanh chóng. Thứ hai, Việt Nam đã có hệ sinh thái ban đầu được hình thành để thúc đẩy, ủng hộ lối sống không dùng tiền mặt. Thứ ba, Chính phủ đang thúc đẩy và ủng hộ sự phát triển thị trường này bằng các chính sách hướng đến một nền kinh tế có tỷ lệ sử dụng tiền mặt thấp.
“Từ cuối năm 2018 đến nay, nhiều đại gia nhảy vào làm trung gian thanh toán như Grab mua Moca, VinGroup mua MonPay… Đây là một tín hiệu rất tốt, bởi các “tay chơi” chỉ đầu tư khi thị trường thanh toán thực sự có tiềm năng và nhu cầu sử dụng của khách hàng là có thật. Chính phủ cũng có nhiều động thái ủng hộ việc thanh toán không tiền mặt, vậy nên, rõ ràng thị trường Việt Nam sẽ là mảnh đất màu mỡ cho thanh toán điện tử phát triển. Tôi tin tưởng rằng nhiều đại gia đang tìm kiếm cơ hội để tham gia thị trường này thông qua hình thức M&A”, ông Diệp nói.
Tuy nhiên, tính đến nay, Việt Nam có 29 công ty được cấp phép dịch vụ trung gian thanh toán phi ngân hàng, khoảng 20 trong số đó cung cấp các dịch vụ ví điện tử. Hơn 40 ngân hàng cũng đã cung cấp dịch vụ thanh toán di động, 78 công ty fintech có giấy phép, cho thấy thị trường đang có sự cạnh tranh dữ dội.
Theo phân tích của Marc Einstein, chuyên gia của ITR Nhật Bản, các công ty Đông Nam Á đang tìm cách "cưỡi sóng", vốn được tạo ra bởi thành công của gã khổng lồ trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến Alipay - một phần của Alibaba và WeChat Pay thuộc Tencent.
"Đó thực sự là một cơn sốt lớn, nhưng cuối cùng, sẽ chỉ còn một hoặc hai cái tên có thể sống sót", ông Marc Einstein nhận định.
Mặt khác, theo ông Frederick Burke, trưởng nhóm Công tác đầu tư và thương mại Frederick Burke, hiện khung khổ pháp lý cho fintech tại Việt Nam chưa hoàn thiện. Pháp luật Việt Nam chưa quy định ngành nghề kinh doanh cụ thể cho dịch vụ cho vay ngang hàng (P2P) và doanh nghiệp không rõ họ phải đăng ký ngành nghề kinh doanh nào để cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam.
Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và vừa ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA). Hai hiệp định này đều có các cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Các chuyên gia nhận định thời gian tới, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực fintech sẽ khởi sắc. Fintech dựa rất nhiều vào thành quả nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al), phân tích dữ liệu lớn (Big Data). Các công ty nước ngoài đã đi trước trong việc phát triển các công nghệ này và các fintech Việt Nam có thể học hỏi thông qua việc kêu gọi hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.