'Dòng tiền vào đất có sự múa may của ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty địa ốc'
Vĩnh Chi -
11/04/2022 13:59 (GMT+7)
(VNF) - TS Đinh Thế Hiển đánh giá vụ bắt nhóm công ty Tân Hoàng Minh đã cho thấy dòng tiền đổ vào đất và chứng khoán thời gian qua có sự xoay vòng, múa may của bộ ba ngân hàng - công ty chứng khoán - công ty bất động sản, tạo nên làn sóng tăng giá đất và chứng khoán.
TS Đinh Thế Hiển
Vụ Tân Hoàng Minh hé lộ bản chất "sóng" đất
Nhìn lại thị trường trong 7 năm qua, TS Đinh Thế Hiển cho rằng có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 2015 - 2019 là thời kỳ phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng 2009 - 2013. Giai đoạn này, các ngành nghề đều phát triển mạnh, sản xuất gia tăng, du lịch tăng trưởng đem lại dòng tiền lớn cho ngành thương mại, dịch vụ. Bất động sản cũng trỗi dậy nhờ bệ đỡ các gói kích cầu, thị trường chứng khoán cũng bùng nổ theo.
Giai đoạn 2020 - 2021, dịch Covid-19 bùng phát đã làm suy sụp các ngành nghề sản xuất kinh doanh, thu nhập của người dân co hẹp lại. Tuy nhiên, bối cảnh này lại mở ra kênh kiếm lời rất tốt từ bất động sản và chứng khoán, nhờ 2 nguyên nhân: sản xuất khó khăn do tắc nghẽn cung - cầu và lạm phát làm tăng nhu cầu "trú ẩn" vốn vào các kênh tài sản như cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản.
Như vậy, bất động sản liên tục trở thành kênh đầu tư tốt trong vòng 7 năm qua. Song, theo TS Đinh Thế Hiển, "sóng" bất động sản giai đoạn 2020 - 2021 không có bản chất là lợi nhuận của hoạt động sản xuất - kinh doanh chuyển sang hay dòng vốn đầu tư công lớn vào hạ tầng. "Sóng" bất động sản 2 năm này được hình thành từ tiền của các nhà đầu tư cá nhân đổ vào và tiền vay ngân hàng.
"Nếu điều đó cứ tiếp diễn thì sẽ đến lúc đóng băng, vì khi giá đất lên đến mức cao nào đó, ai cũng ôm đất hết rồi (và vay thêm một phần ngân hàng để ôm), thì lấy tiền đâu để mua tiếp? Bán được giá cho người khác cũng khó vì ai cũng nhiều đất chứ không còn tiền, vì họ đâu bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh mà có lợi nhuận rút ra để đổ tiếp vào đất", TS Hiển nêu quan điểm.
Nhìn sâu hơn vào cơn "sóng" đất, TS Hiển đặt câu hỏi: tiền ở đâu để đất tăng, chứng khoán tăng khi từ doanh nghiệp đến người lao động đều gặp khó khăn trong hai năm qua, và bây giờ còn đang cố phục hồi?
Ông cho rằng vụ bắt nhóm công ty Tân Hoàng Minh, lộ ra việc hơn 10.000 tỷ đồng huy động từ trái phiếu được xoay vòng vào đất, chứng khoán hay rộng hơn là 700.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong 2 năm qua, trong đó trên 60% là do ngân hàng mua, đã cho thấy dòng tiền vào đất có sự xoay vòng, múamay của bộ ba: ngân hàng - công ty chứng khoán và công ty bất động sản (cùng nhóm đầu tư "cá voi sát thủ"). Chính bộ ba này đã mua - đẩy, tạo sóng tăng giá cho đất và chứng khoán.
Dòng tiền lười và tham
Theo quan điểm của TS Hiển, dòng tiền đổ vào đất và chứng khoán có thể nói là "lười" và "tham". Lười là vì dòng tiền tìm thứ dễ làm, không mất sức, không cần chuyên môn cao và đội ngũ hợp tác như trong sản xuất kinh doanh mà chỉ cần một cú xuống tay chốt cọc trong mua đất hay "click" chuột trong mua chứng khoán rồi chờ giá tăng. Tham là vì nhà đầu tư thích có lời nhanh, lời lớn, một vốn bốn lời chứ không tìm lợi nhuận hợp lý từ giá trị gia tăng.
Dòng tiền lười và tham có thể giúp một số cá nhân khôn lanh kiếm tiền lớn nhưng cũng sẽ khiến nhiều nhà đầu tư nghiệp dư (F0) gặp cảnh mất tiền khi các yếu tố bơm - thổi bị chặn đứng.
Nhìn về chủ trương siết tín dụng vào bất động sản để kìm hãm giá đất của Chính phủ, TS Hiển cho rằng sẽ không có nhà nước nào kìm hãm giá đất nếu sự tăng giá đó là sự gia tăng tự nhiên của nền kinh tế đang phát triển. Còn hiện nay, Chính phủ siết tín dụng vào bất động sản là để bảo vệ hệ thống tài chính, ngân hàng. Việc giá đất giảm (nếu có) chỉ là hệ quả của việc này.
Trả lời về vấn đề giá đất 2022 có suy giảm không, TS Hiển nói rằng nếu nhà đầu tư tiếp tục đổ tiền vào đất để tránh lạm phát thì giá đất sẽ không giảm, thậm chí còn tăng. Tuy nhiên, nếu giá đất tăng vì bộ ba ngân hàng - công ty chứng khoán - công ty địa ốc bơm thổi thì giá đất sẽ phải giảm theo mức hợp lý.
"Chứng khoán cũng sẽ như vậy. Hiện nay, thị trường rất nghịch lý khi những công ty làm ăn không có gì đột biến nhưng giá cổ phiếu tăng dựng đứng. Nhà đầu tư có vẻ mâu thuẫn khi chê lãi suất tiền gửi 6% - 7% nhưng lại ưa thích các công ty có P/E trên 20 để kiếm lời cao. Vinamilk là doanh nghiệp kinh doanh tốt, có thương hiệu mạnh và vững chắc nhưng giá lại giảm suốt năm và P/E thấp hơn P/E bình quân thị trường. Bấy nhiêu đó đủ để thấy thị trường chứng khoán đang múa may", TS Hiển nhìn nhận.
(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.
(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica
Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi
nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết:
Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.
(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.
(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ
vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều
hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.
(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.
(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.