Dự án đô thị ven sông Hồng: Nghĩ cho Hà Nội 1.000 năm sau

Thiên Bình - 25/01/2019 07:43 (GMT+7)

Trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 về Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội có một điều quan trọng: Sông Hồng sẽ là một trục cảnh quan quan trọng nhất của Thủ đô.

VNF
Quy hoạch hai bên sông Hồng đang bị bỏ quên.

Từng nhiều năm nghiên cứu dự án, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng muốn “nắn” sông Hồng, muốn trưng dụng dòng sông để phục vụ cho quá trình phát triển đô thị cần phải hiểu rõ về con sông.

Sông Hồng khác biệt với hầu hết các con sông đã được quy hoạch tại châu Âu, châu Á. Sông Hồng bao đời nay gắn với đặc tính bên lở, bên bồi với nguồn phù sa dồi dào. Về địa chất đã tạo nên một vùng châu thổ đồng bằng Bắc bộ rộng lớn. Về kinh tế, văn hóa, xã hội, đã tạo nên một nền văn minh lúa nước, văn hóa sông Hồng đậm đà bản sắc.

Cũng theo ông Tùng, các chuyên gia thủy lợi giỏi trong nước và đều bày tỏ sự lo ngại tới an ninh về nước, về thủy lợi nếu can thiệp thô bạo tới sông Hồng. Ngoài ra, một lo ngại lớn là hiện nay những thông số về thủy lợi của thượng nguồn sông (phía quốc gia láng giềng) do họ bảo vệ nghiêm ngặt, coi là bí mật quốc gia. “Hạ nguồn sông Hồng sẽ chịu tác động vô cùng to lớn nếu có những điều chỉnh về nguồn nước thượng nguồn thông qua các hoạt động về thủy lợi thủy điện của họ” – ông Tùng cho biết.

Một điểm cần lưu tâm nhất khi lập quy hoạch sông Hồng là phải giải quyết được bài toán trị thủy, thoát lũ. Ngoài ra, cũng cần phải kiên định, lập quy hoạch để kiến tạo một đô thị xanh, đô thị bền vững phục vụ lợi ích cộng đồng chứ không phải lợi dụng quy hoạch để tạo ra những dự án kinh doanh bất động sản phục vụ cho một vài nhóm lợi ích nào đó.

Sông Hàn chảy qua Seoul (bìa trái) và sông Hồng chảy qua Hà Nội có cùng bề rộng nhưng khác nhau về chế độ thủy văn.

Đồng tình quan điểm trên, KTS Ngô Doãn Đức thừa nhận Hà Nội vẫn mơ có thể làm được một con sông đẹp thơ mộng như sông Hàn nhưng hai dòng sông này hoàn toàn khác nhau. “Chúng ta không thể đem mô hình Sông Hàn có dòng chảy ổn định, còn sông Hồng luôn vận hành theo quy trình bên lở bên bồi áp dụng cho nhau. Việc xây 2 con đê kiên cố bó lấy dòng sông sẽ làm mất đi quy luật vận hành tự nhiên của dòng sông”.

Đó là chưa kể, nếu không được xử lý cẩn thận, nước thải của thành phố sẽ làm ô nhiễm dòng sông, nhất là vào mùa cạn, làm ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư dọc hai bên sông. Điều đó cũng đã xảy ra đối với Seoul, và người Hàn Quốc đã phải xây đập ngầm Jamsil để hạn chế ô nhiễm ngược về thượng nguồn sông Hàn. Nhưng với sông Hồng, việc xây một đập ngầm như thế là điều không thể.

Ở góc độ kiến trúc cảnh quan, ông Đức thừa nhận hai bên sông Hồng hiện nay gần như bị bỏ quên thành ra nhìn từ phía bờ sông không hề đẹp. Trong khi các đô thị trên thế giới họ đều ôm trọn dòng sông vào lòng.

“Hà Nội lâu nay do nhiều đặc điểm nên lãng quên hai bên sông Hồng, giờ phải thay đổi. Thế nhưng khi đưa vào quy hoạch phải quan tâm đến việc quy hoạch tác động đến đời sống người dân, sự chịu tải giao thông có khả thi hay không?” – ông Đức cho biết.

Ở góc nhìn khác, PGS.TS Nguyễn Vũ Phương - Trưởng khoa Kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng nhiều thành phố trên thế giới đã thực hiện dự án cải tạo đô thị, thiết kế khai thác, phát huy giá trị cảnh quan 2 bên bờ sông trong đô thị. Tuy nhiên, không thể dựa vào “một vài kinh nghiệm từ nước khác” để áp dụng vào sông Hồng ở Hà Nội.

Ông Phương dẫn chứng, ở châu Âu, thành phố Warsaw (thủ đô của Ba Lan) có con sông khá lớn cũng giống như sông Hồng. Có một thời kỳ, họ cũng kè sông để phát triển đô thị. Tuy nhiên đến nay, bờ kè đó đã được tháo dỡ để cho con sông đó tự nhiên trở lại. “Đối với các nhà đầu tư, họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận sau khi thực hiện dự án. Nhưng đứng ở góc độ quản lý nhà nước, chúng ta phải rất quan tâm đến nhiệm vụ dài hạn. Chúng ta phải nghĩ cho Hà Nội 100 năm, 1.000 năm sau”.

Ông Phương đề xuất hai bên bờ sông Hồng có thể cải tạo thành các khu không gian công cộng để tận dụng 2 bờ sông. Khi đó không chỉ người dân ở 2 bên bờ sông mà toàn bộ người dân thủ đô có thể đến vui chơi, giải trí, thăm thú cảnh quan. 

Xem thêm >> Kim Long Nam đầu tư dự án sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên tại Thừa Thiên Huế

 

Theo DDDN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cặp 'kỳ phùng' Trump - Biden tranh luận trực diện, đồng yên xuống thấp nhất gần 40 năm

Cặp 'kỳ phùng' Trump - Biden tranh luận trực diện, đồng yên xuống thấp nhất gần 40 năm

(VNF) - Tuần vừa qua, ông Joe Biden và ông Donald Trump đã có màn tranh luận đầu tiên trên sóng CNN, đánh dấu giai đoạn mới của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Bên cạnh đó, tin tức về việc đồng Yên xuống giá thấp nhất trong vòng 38 năm cũng thu hút nhiều sự quan tâm.

‘Ông trùm’ Ấn Độ Ratan Tata kêu gọi đưa thú cưng hiến máu cứu chó con bị bệnh

‘Ông trùm’ Ấn Độ Ratan Tata kêu gọi đưa thú cưng hiến máu cứu chó con bị bệnh

(VNF) - Một doanh nhân siêu giàu người Ấn Độ đã đăng tải hình ảnh một chú chó con bị bệnh nặng lên mạng xã hội để kêu gọi hiến máu khẩn cấp.

Cận cảnh La Saveur De Hoà Bình của 'trùm' nợ thuế hơn 1.150 tỷ đồng

Cận cảnh La Saveur De Hoà Bình của 'trùm' nợ thuế hơn 1.150 tỷ đồng

(VNF) - Dự án La Saveur De Hoà Bình có quy mô khoảng 60ha, do Công ty cổ phần Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình làm chủ đầu tư.

Áp lực tăng vốn, ngân hàng Việt săn tìm cổ đông ngoại dày túi tiền

Áp lực tăng vốn, ngân hàng Việt săn tìm cổ đông ngoại dày túi tiền

(VNF) - Nhiều ngân hàng đang tăng tốc tìm cổ đông ngoại. Hoạt động huy động vốn ngoại được dự báo sẽ sôi động từ nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài của nhiều ngân hàng vẫn còn những rào cản.

Bán biệt thự 300 tỷ duy nhất của gia đình, phải lập DN mới được giao dịch?

Bán biệt thự 300 tỷ duy nhất của gia đình, phải lập DN mới được giao dịch?

(VNF) - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM đề xuất cá nhân chỉ bán 1 nhà, 1 sản phẩm bất động sản có giá trị lớn, có thể lên đến 200 - 300 tỷ đồng như bán 1 biệt thự hoặc 1 căn hộ penthouse siêu sang do mình sở hữu hoặc được thừa kế thì không phải thành lập doanh nghiệp mà chỉ phải nộp thuế cho nhà nước.

Khấu trừ 'phí ban đầu' đến 90%, bảo hiểm đẩy khó cho khách hàng

Khấu trừ 'phí ban đầu' đến 90%, bảo hiểm đẩy khó cho khách hàng

(VNF) - Khi tham gia bảo hiểm thọ, người mua sẽ bị khấu trừ chịu nhiều loại phí khác nhau như phí ban đầu, phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ… Đáng chú ý, hiện nay, phí ban đầu bị trừ nhiều nhất, có công ty lên đến 90% trong năm đầu tiên. Việc này được cho là “bất lợi” với khách hàng khi xảy ra sự cố không thể tiếp tục tham gia

'Nội soi' tàu điện ngầm bằng sợi carbon đầu tiên trên thế giới của Trung Quốc

'Nội soi' tàu điện ngầm bằng sợi carbon đầu tiên trên thế giới của Trung Quốc

(VNF) - Đoàn tàu chở khách đầu tiên được làm từ sợi carbon có tên Cetrovo 1.0 (hay Carbon Star Rapid Transit) đã được ra mắt tại Trung Quốc và dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm nay.

Loạt quy định kiểm soát môi giới BĐS chặt hơn, hạn chế bất ổn do 'cò' đất gây ra

Loạt quy định kiểm soát môi giới BĐS chặt hơn, hạn chế bất ổn do 'cò' đất gây ra

(VNF) - Khi Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực từ 1/8.2024, hoạt động môi giới trên thị trường BĐS sẽ từng bước gắn kết chặt chẽ, minh bạch và chuyên nghiệp hơn.

50 tuổi chưa có kế hoạch về hưu: 10 năm nữa cuộc sống sẽ ra sao?

50 tuổi chưa có kế hoạch về hưu: 10 năm nữa cuộc sống sẽ ra sao?

(VNF) - Bước sang tuổi 50, tài sản cũng đã tích luỹ kha khá, vẫn còn trách nhiệm tài chính với con cái, không tham gia BHXH, nhiều người vẫn chưa nghĩ đến chuyện mình sẽ nghỉ hưu như thế nào, dù cho thời điểm đó cũng đang đến rất gần

Bê bối thực phẩm chức năng Kobayashi: Điều tra 76 ca tử vong liên quan

Bê bối thực phẩm chức năng Kobayashi: Điều tra 76 ca tử vong liên quan

(VNF) - Nhà sản xuất thực phẩm chức năng Nhật Bản Kobayashi Pharmaceutical cho biết công ty đang điều tra thêm 76 ca tử vong có thể liên quan đến viên thuốc có chứa men gạo đỏ, có tác dụng hạ cholesterol. Trước đó, đã có 5 ca tử vong liên quan tới loại thực phẩm chức năng này.