Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'
(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
Như VietnamFinance đã thông tin, tại báo cáo về dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề xuất chọn phương án không đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp lần này.
Phiên thảo luận về dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sáng 21/5 đã củng cố thêm cho đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi đa số đại biểu cho rằng không nên đưa hộ kinh doanh vào luật.
Theo đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc), việc hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hộ kinh doanh là cần thiết, tuy nhiên việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo luật là vấn đề lớn, bởi đối tượng điều chỉnh có số lượng hộ kinh doanh nhiều gấp 5 đến 6 lần số lượng doanh nghiệp. Mặt khác, về bản chất hoạt động, cách thức và quy mô của hộ kinh doanh rất khác so với doanh nghiệp.
“Tôi cho rằng không nên đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Bởi so với các chủ thể khác của luật thì hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh hạn chế, hoạt động trong phạm vi ngành, nghề kinh doanh nhỏ bé.
“Việc luật hóa hộ kinh doanh chưa rõ sẽ quản lý theo phương thức nào có thể gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của hàng triệu hộ kinh doanh hiện tại”, ông Tiến nói và tán thành với đề xuất xem xét ban hành luật riêng về hộ kinh doanh.
Cùng chung quan điểm với đại biểu Tiến, đại biểu Dương Minh Tuấn (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) cho hay hiện cả nước có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó trên 3,5 triệu hộ được cấp mã số thuế, trên 2 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ, ước tính tổng tài sản 655.000 tỷ đồng, nộp 12.362 tỷ đồng tiền thuế, giải quyết 7.945 triệu lao động, tạo ra 2,2 triệu tỷ đồng doanh thu, chiếm khoảng 30% GDP.
“Mặc dù hộ kinh doanh là một chủ thể kinh doanh được pháp luật quy định bình đẳng với mọi loại hình kinh doanh khác, tuy nhiên hộ kinh doanh có rất nhiều điểm khác biệt. Đa số hộ kinh doanh hoạt động theo kiểu truyền thống gia đình, quy mô nhỏ nên cần có luật phù hợp để điều chỉnh, tách hộ kinh doanh hành luật riêng để quản lý sẽ chặt chẽ hơn. Việc đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sẽ không bao hàm hết nội dung hướng dẫn riêng để quản lý”, ông Tuấn nêu lý do phản đối việc đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp.
Theo đại biểu Mai Hồng Hải (đoàn Hải Phòng), nội dung quy định cụ thể về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật Doanh nghiệp còn sơ khai, tương tự như quy định về đăng ký hộ kinh doanh trong Nghị định 75/2015, đồng thời còn một số điểm không rõ ràng, cụ thể.
Ví dụ, dự thảo không đưa ra khái niệm thế nào là hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh có thể do các thành viên gia đình cùng đăng ký, nhưng thành viên gia đình theo khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì rất là rộng, thành viên gia đình bao gồm: vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha, mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha, mẹ vợ; cha, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha, mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha, mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; ông, bà nội, ông, bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại, cô, dì, chú, bác ruột và cháu ruột.
“Như vậy, hộ kinh doanh sẽ là họ kinh doanh”, đại biểu Hải nói.
Về địa điểm kinh doanh, đại biểu Hải cho rằng dự thảo có đề cập đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng dự luật về cư trú sửa đổi dự kiến sẽ bỏ quản lý dân cư theo hộ khẩu. So với dự thảo kỳ họp thứ 8 thì kỳ này đã sửa chấp nhận hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh như hiện hành, ví dụ như bán hàng rong, người làm muối, nhưng vấn đề quản lý các hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh thế nào thì luật không quy định.
“Điều rất quan trọng là dự thảo chưa cho thấy các chính sách mới khơi dậy, tạo động lực cho hộ kinh doanh hoạt động và phát triển, thậm chí phát triển thành doanh nghiệp là gì. Theo tôi, luật về kinh doanh thì phải giải quyết đồng thời 2 mục đích: Quản lý nhà nước về kinh doanh và tạo lập, cải thiện môi trường kinh doanh. Những quy định về hộ kinh doanh trong dự thảo luật dường như chưa đánh giá hết tác động đối với đối tượng chịu ảnh hưởng là các hộ kinh doanh”, đại biểu Hải nhấn mạnh.
Ở một góc nhìn khác, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng nếu cơ quan soạn thảo đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo luật thì tên luật cần phải được thay đổi cho bao quát các đối tượng.
“Như vậy thì các điều khoản như điều cấm quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cơ quan đăng ký kinh doanh và nhiều điều khác phải được viết lại. Và trong thời gian ngắn thì cơ quan soạn thảo không thể hoàn thiện dự thảo luật để thông qua tại kỳ họp này. Vì vậy, tôi cũng đề nghị không quy định nội dung về hộ kinh doanh vào dự thảo luật này mà cần thời gian hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tốt nhất rồi sẽ ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh”, ông Cảnh nêu quan điểm.
Đại biểu Cao Đình Thưởng (đoàn Phú Thọ) cũng nhìn nhận rằng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp là các loại hình doanh nghiệp. Nếu coi hộ kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của luật thì đó là luật về mô hình kinh doanh, chứ không còn là Luật Doanh nghiệp.
“Do đó, nếu đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp là đang đốt cháy giai đoạn và chưa phù hợp trong bối cảnh hiện nay”, ông Thưởng nói.
Cũng theo ông Thưởng, thực tế hiện nay hình thức kinh doanh theo hộ rất đa dạng, linh hoạt và có sự điều chỉnh liên tục để thích ứng với biến động của thị trường. Ví dụ, thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, rất nhiều hộ kinh doanh tạm dừng hoạt động khi dịch được kiểm soát thì lại tiếp tục quay trở lại. Do vậy, nếu đưa vào luật vừa bó tay, bó chân, vừa không phù hợp với thực tiễn, gây khó cho hộ kinh doanh. Còn nếu coi hộ kinh doanh như doanh nghiệp thì thủ tục giải thể, phá sản sẽ còn phức tạp hơn nhiều.
“Trong tình hình dịch bệnh như vừa qua, liệu cơ quan quản lý có kịp thời xử lý những vấn đề về giải thể, dừng hoạt động của hộ kinh doanh hay không?”, ông Thưởng đặt câu hỏi và cho rằng cần giao cho Chính phủ quy định cụ thể để có thể điều chỉnh linh hoạt tùy theo mức độ hoạt động, sự đa dạng của hộ kinh doanh trong từng thời điểm và có thể xây dựng thành luật riêng, đồng thời thực hiện rà soát và đổi mới chính sách để tăng cường hoạt động quản lý nhà nước và thu thuế cũng như các chính sách khác hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thông tin, thúc đẩy các hộ kinh doanh hiệu quả và phát triển thành doanh nghiệp trong thời gian tới.
(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.
(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.
(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.
(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.
(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.
(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.