Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
- Nhiều doanh nghiệp ngành điện đang kêu cứu vì bị dừng hoàn thuế giá trị gia tăng, cũng như đứng trước nguy cơ bị truy thu hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế vì chưa có giấy phép hoạt động điện lực. Là một thành viên Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư ông nhìn nhận như thế nào về sự việc này?
Ông Phan Đức Hiếu: Chúng ta cần nhìn nhận sự việc ở cả tính pháp lý và tính hợp lý.
Về tính pháp lý, trước khi có Luật Doanh nghiệp 2014, vẫn tồn tại tư duy tham gia ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải có giấy phép rồi mới được thành lập doanh nghiệp và chuẩn bị các điều kiện để kinh doanh, hay muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải xin phép trước. Nhưng đó là tư duy cũ và bất hợp lý vì "gà không thể có trước trứng".
Tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2014 là giấy phép kinh doanh chỉ có ý nghĩa quy định thời điểm doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
Không có giấy phép thì doanh nghiệp vẫn được quyền chủ động chuẩn bị các điều kiện cho việc kinh doanh. Chẳng hạn, họ phải xây dựng nhà máy, thuê lao động, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho việc kinh doanh. Nếu yêu cầu mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải có giấy phép, từ khi họ chuẩn bị đến khi họ chính thức kinh doanh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ là trái với tinh thần của Luật Doanh nghiệp. Nếu tư duy sau khi có giấy phép hoạt động, giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp mới được phép hoạt động, kinh doanh là sai.
Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh vào các giao dịch trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải được chuẩn bị cơ sở vật chất, phải được hoàn thuế theo quy định.
Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng cũng không đề cập những hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
Như vậy là không có tính pháp lý của việc yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy phép hoạt động điện lực mới được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Về tính hợp lý, không thể đồng nhất giấy phép kinh doanh và quá trình chuẩn bị kinh doanh của doanh nghiệp. Các giao dịch hoạt động mua sắm, đầu tư không liên quan đến giấy phép đăng ký kinh doanh hay giấy phép hoạt động, cung cấp sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Trong quá trình chuẩn bị, doanh nghiệp buộc phải tiến hành các hoạt động đầu tư, mua bán nguyên vật liệu chứ.
Tư duy có giấy phép hoạt động điện lực mới được hoàn thuế thì có nghĩa không cho doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà máy, vậy lấy đâu ra cơ sở để đáp ứng ngành nghề có điều kiện, không có điều kiện thì doanh nghiệp lấy đâu ra giấy phép hoạt động. Nói điều này để thấy quy định như thế là hoàn toàn vô lý, trái với tinh thần của Luật Doanh nghiệp.
- Ông nghĩ gì về việc doanh nghiệp không đủ điều kiện để có giấy phép hoạt động ngành nghề có điều kiện, không tiến hành cung cấp sản phẩm dịch vụ, nhưng lại được hoàn thuế giá trị gia tăng trước đó thì Nhà nước thất thu thuế?
Tư duy như vậy là rất cũ kỹ và rất không hợp lý. Bản chất thuế giá trị gia tăng là đánh vào các hoạt động khi doanh nghiệp chuẩn bị cho quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp có chuẩn bị, có giao dịch kinh tế thì mới có điều kiện kinh doanh, mới phát sinh nộp thuế và hoàn thuế.
Khi doanh nghiệp chuẩn bị điều kiện kinh doanh, họ có thể thất bại và rút lui. Doanh nghiệp có quyền không tiếp tục kinh doanh nhưng họ vẫn phải được hoàn thuế cho các hoạt động kinh tế trong quá trình chuẩn bị. Bắt họ phải có giấy phép cung cấp dịch vụ mới được hoàn thuế chẳng khác nào bắt người đi mua nhẫn cưới, nhất định phải lấy vợ hoặc lấy chồng. Nhưng thực tế là họ có quyền tiếp tục hoặc thôi chứ.
- Vậy như ông đã phân tích, quy định không hoàn thuế giá trị gia tăng với “doanh nghiệp kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, nhưng không đáp ứng được điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư” tại điểm 7, Công văn số 10492/BTC-TCT ban hành ngày 30/7/2015 của Bộ Tài chính là trái với quy định của pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng và tinh thần của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư?
Ghép 2 nội dung này với nhau là không thể chấp nhận được, một cái là giao dịch kinh tế, một cái là bản chất thuế. Các văn bản hướng dẫn không thể trái luật.
Tôi nhắc lại tinh thần của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư: Điều kiện để doanh nghiệp tiến hành kinh doanh không có nghĩa là doanh nghiệp không được chuẩn bị cho quá trình kinh doanh, không được có các giao dịch kinh tế trong quá trình chuẩn bị để có giấy phép hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Trước năm 2013, các ngành nghề có điều kiện như kinh doanh bất động sản yêu cầu doanh nghiệp phải có 20 tỷ đồng mới được có giấy phép hoạt động, nhưng sau đó đã được bãi bỏ. Nhà đầu tư có quyền thành lập doanh nghiệp, rồi sau đó kêu gọi, huy động vốn, khi có đủ 20 tỷ đồng thì chính thức được cung cấp dịch vụ. Không cho nhà đầu tư mua trứng thì sao ấp được gà?
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính xử lý vướng mắc hoàn thuế với dự án đầu tư ngành điệnNgày 21/5/2021, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 3344/VPCP-KTTH gửi Bộ Tài chính. Theo công văn, trong tháng 5, một số cơ quan báo chí đã có bài viết nêu doanh nghiệp bỏ hàng tỷ USD đầu tư dự án nhưng không được hoàn thuế giá trị gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp đầu tư năng lượng tái tạo, thủy điện, nhiệt điện gặp khó khăn trong đầu tư, huy động vốn, triển khai dự án. Đồng thời, vừa qua Văn phòng Chính phủ cũng nhận được các văn bản của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Công ty cổ phần 30-4 Quảng Ngãi, Công ty cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý, Công ty cổ phần Điện gió Trung Nam Đăk Lăk 1, Đăk Lăk, Công ty cổ phần Điện gió Trung Nam Trà Vinh 1 phản ánh vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng của các dự án ngành điện. Về vấn đề trên, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái có ý kiến: Giao Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khẩn trương xem xét, xử lý vướng mắc về chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các dự án ngành điện, kịp thời trả lời rộng rãi cho doanh nghiệp, Hiệp hội. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.