'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo “Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2020”, tính tới cuối năm 2019, Việt Nam có hơn 758 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, bên cạnh đó là hơn 5 triệu hộ kinh doanh.
Tuyệt đại đa số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa (97,2%). Trong số này, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm 93,7% (doanh nghiệp siêu nhỏ lại chiếm tới 62,6%).
Bà Phạm Chi Lan chỉ ra tốc độ chuyển dịch doanh nghiệp từ nhỏ lên vừa rất chậm, và tỷ lệ chuyển lên được cũng rất thấp. Vài năm gần đây có thêm hiện tượng hàng trăm doanh nghiệp tư nhân phải mất 10-20 năm mới phát triển lên quy mô vừa, nhưng khi tương đối thành công lại quyết định rút khỏi thị trường, “bán mình” hoặc sáp nhập vào doanh nghiệp khác, chủ yếu là doanh nghiệp FDI.
“Tình trạng ‘không chịu lớn’ và không muốn chính thức hóa hoạt động kinh doanh của số đông doanh nghiệp tư nhân siêu nhỏ, nhỏ và vừa phản ánh niềm tin kinh doanh còn thấp và bấp bênh ở khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam.
“Thiếu niềm tin ở năng lực của bản thân, ở môi trường kinh doanh và sự bảo vệ của luật pháp khiến nhiều người tham gia kinh doanh chỉ nhằm mưu sinh và chỉ dám làm cầm chừng, cốt cho đủ ăn hơn là dám làm lớn hay làm ăn dài hạn”, bà Lan nhận xét.
Theo bà Lan, chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta nhìn chung có cải thiện qua từng thời gian, tuy còn thấp hơn đáng kể về một số mặt so với doanh nghiệp nhà nước và FDI.
“Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019” chỉ ra trong hai năm 2016 – 2017, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp ngoài nhà nước lần lượt đạt 4,4% và 6%; tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) đạt 1,4% và 1,8%; chỉ số quay vòng vốn, tức tỷ lệ doanh thu trên vốn kinh doanh đạt 0,71 và 0,73.
Dù tỷ suất lợi nhuận bình quân tăng lên, nhưng khu vực doanh nghiệp tư nhân đã báo cáo một tỷ lệ doanh nghiệp bị thua lỗ khá lớn, từ 40% tới gần 50% trong suốt những năm 2011-2015 và hai năm 2016, 2017. Rủi ro vay nợ cũng là một vấn đề lớn của doanh nghiệp tư nhân, với hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới 2,3 lần trong hai năm 2016, 2017.
Chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân trên hai khía cạnh giá trị gia tăng và năng suất lao động cũng thấp và tụt lại khá xa so với các nước xung quanh.
“Sách trắng công nghiệp Việt Nam 2019” do Tổ chức Công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) phát hành năm 2020 cho thấy gia tăng giá trị sản xuất (MVA) và MVA tính theo đầu người ở Việt Nam trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, kể cả các ngành xuất khẩu, đều còn thấp.
Năm 2016, MVA của nước ta đạt 29,28 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 310 USD, kém xa so với Trung Quốc và các nước ASEAN-6, trong khi nước đứng sát trên Việt Nam là Philippines đạt MVA 59,9 tỷ USD và bình quân đầu người đạt 580 USD.
Tỷ trọng MVA trong GDP ở nước ta năm 2016 cũng chỉ mới đạt khoảng 14%, trong khi Philippines đạt gần 20%.
Về năng suất lao động, doanh nghiệp tư nhân thường được coi là có năng suất lao động cao hơn doanh nghiệp nhà nước, nhưng ở nước ta, khu vực “ngoài nhà nước” có năng suất thấp nhất và thua xa doanh nghiệp nhà nước và FDI.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, khu vực “ngoài nhà nước” chỉ đạt mức năng suất 58 triệu đồng/người so với 248 triệu đồng/người của FDI và 339 triệu đồng/người của doanh nghiệp nhà nước.
Điều này chủ yếu do quy mô của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân quá nhỏ, đặc biệt khi các hộ gia đình chiếm tới 90% khu vực này và phần lớn chỉ tham gia các hoạt động giản đơn như sản xuất các sản phẩm truyền thống, thương mại, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng tại địa phương.
Quy mô nhỏ, lại thiếu cả nguồn lực lẫn sự liên kết và hỗ trợ cũng khiến khu vực kinh tế tư nhân khó có thể tăng năng suất bằng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, hoặc chuyên môn hóa và ứng dụng công nghệ tiên tiến, thực hiện đổi mới sáng tạo.
So với các nước trong khu vực, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp. Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2017 đạt 10.232 USD, chỉ bằng khoảng 7,2% mức năng suất của Singapore; 18,5% của Malaysia; 36,2% của Thái Lan; 43% của Indonesia và 55% của Philippines. Khoảng cách về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước đó vẫn tiếp tục gia tăng.
Theo bà Phạm Chi Lan, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng yếu kém của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Đầu tiên là các doanh nghiệp tư nhân chịu sự cạnh tranh không bình đẳng với doanh nghiệp FDI.
“Việt Nam có luật đầu tư nước ngoài từ năm 1987 nhưng 3 năm sau mới có luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty với đầy rẫy sự trói buộc. Và phải đến năm 1999, tức 14 năm sau đổi mới, ta mới có luật doanh nghiệp, nôm na là trả lại quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp, dù quyền này đã được Hiến định từ năm 1992 và thực tế hiện nay cũng chưa thực hiện được bao nhiêu.
“Nhìn vậy để thấy doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lớn lên khó khăn, nhọc nhằn thế nào. Vậy nên, đừng trách cứ doanh nghiệp tư nhân không lớn, hãy nhìn môi trường chúng ta tạo ra cho họ thế nào”, bà Lan nói.
Bà Lan cũng cho rằng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bất lợi khi phải chịu đựng hàng nghìn điều kiện kinh doanh và quy định vô lý. “Nếu doanh nghiệp FDI phải chịu từng ấy, họ đã rời khỏi Việt Nam rồi”.
Không chỉ “lép vế” với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cũng chịu sự cạnh tranh bất bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thân hữu.
Theo báo cáo “Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra năm 2018, có tới 70% doanh nghiệp cho rằng “nguồn lực kinh doanh (hợp đồng, đất đai…) chủ yếu rơi vào doanh nghiệp thân quen cán bộ công quyền”. Việc tiếp cận thông tin cũng thiếu công bằng với 69% doanh nghiệp cho rằng cần phải có “mối quan hệ” để có thông tin hay tài liệu của tỉnh.
Trong một môi trường cạnh tranh bất bình đẳng như vậy, doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam bị chèn ép nhiều bề nên rất khó có thể lớn lên được. Quyền tiếp cận các nguồn lực, thương quyền và cơ hội kinh doanh của họ bị thu hẹp, thậm chí bị tước đoạt bởi những doanh nghiệp được ưu đãi một cách không sòng phẳng.
Doanh nghiệp tư nhân phải trả giá cao hơn cho nhiều tài nguyên và sản phẩm do những nhóm lợi ích thao túng thị trường, đặc biệt về đất đai, mặt bằng sản xuất-kinh doanh, chi phí vận tải... làm đội giá thành và giảm lợi nhuận của họ.
Biên lợi nhuận quá nhỏ bé và bấp bênh khiến khu vực kinh tế tư nhân càng khó có khả năng đầu tư phát triển và ít dám nghĩ đến làm ăn lớn hay lâu dài.
Môi trường đó cũng không khuyến khích sự liên kết, hợp tác, thậm chí còn gây chia rẽ, nghi ngờ giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau, giữa doanh nghiệp được ưu đãi và doanh nghiệp bị kỳ thị. Việc thiếu sự liên kết làm yếu đi khả năng cạnh tranh, tạo lập các chuỗi cung ứng, các mạng lưới kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp.
Ngoài ra, môi trường cạnh tranh không bình đẳng còn là mảnh mất màu mỡ cho tham nhũng, cho cơ chế xin-cho kéo dài, cho sự lãng phí các nguồn lực và mất mát những thời cơ phát triển.
Dù tác hại của một môi trường thiếu cạnh tranh bình đẳng đã rõ, nhưng khắc phục tình trạng đó lại không hề dễ dàng, do số ít người được hưởng lợi có động lực và sức mạnh nhiều mặt để bảo vệ môi trường như vậy, trong khi số đông bị thua thiệt lại “thấp cổ bé họng”, không làm gì được.
Nhìn lại giai đoạn đã qua, bà Lan cảm thán: “Những thuật ngữ đối với khu vực kinh tế tư nhân đã trải qua một hành trình dài. Ban đầu, khu vực tư nhân không xem là một động lực, kế tiếp được xem là một trong những động lực, sau đó là một động lực rồi một động lực quan trọng. Bây giờ lại phải xác định tiếp nó có phảithực sự là một động lực quan trọng hay không…”
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.