Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo TS Nguyễn Xuân Thành, "chưa năm nào có sự cải thiện tăng trưởng từ quý I đến quý III như năm nay". Nhờ vậy, tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm lên tới 6,4%.
Với dự kiến quý IV/2017 có tốc độ tăng trưởng còn cao hơn nữa, có lẽ không cần đợi đến số liệu thực tế vào cuối năm, Chính phủ đã có thể báo cáo ngay với Quốc hội là mục tiêu tăng trưởng 6,7% của 2017 sẽ đạt được.
Đóng góp lớn cho con số đẹp này là sự tăng trưởng cao của công nghiệp chế biến – chế tạo (lên tới 12,8% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ). Giá trị gia tăng và chỉ số sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo đều có mức tăng trưởng như nhau. Như giải thích của Tổng cục Thống kê, đó là nhờ sự tăng trưởng đến 25,1% của ngành lắp ráp điện tử (điện thoại Samsung) 21,4% của ngành sản xuất kim loại (thép Formosa) và 14,2% của sản xuất kim loại đúc sẵn.
Nhưng rất lạ là ngoài 3 ngành này thì tất cả ngành còn lại đều có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức trung bình. Những ngành công nghiệp chế biến chế tạo truyền thống có tỷ trọng cao trong toàn ngành lại tăng trưởng rất thấp như đồ uống 5%; da giầy 5,4%; nội thất 6,2%; may 6,3%; và thực phẩm 6,6%. Không kể sản xuất điện tử và kim loại, tất cả các ngành còn lại chỉ đóng góp khoảng 6,5 điểm phần trăm vào tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo.
"Vậy để công nghiệp chế biến chế tạo tăng 12,8%, điện tử và thép (cho dù có tốc độ tăng cao) cũng phải chiếm đến 37% giá trị gia tăng toàn ngành. Điều gì làm cho có sự thay đổi đột biến của giá trị gia tăng của doanh nghiệp FDI lắp ráp điện tử và thép", ông Thành đặt câu hỏi.
Theo TS Nguyễn Xuân Thành, kinh nghiệm các năm cho thấy khi GDP tăng 6 - 6,5%, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 11 - 12% thì sản lượng điện tăng 11 - 12%.
9 tháng năm 2017, trong khi GDP tăng 6,4% và công nghiệp chế biến chế tạo tăng tới 12,8% thì điện chỉ tăng có 8,3%
"Lắp ráp điện tử và đặc biệt là thép vốn rất thâm dụng điện. Điều gì làm cho trong một thời gian ngắn, những ngành công nghiệp này lại tiết kiệm điện được đến thế để ngành điện chỉ tăng chậm mà vẫn phục vụ được cho tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo và GDP cao?
"Còn nếu số liệu đúng thì chúng ta lại có một tin vui nữa. Đó là các ngành công nghiệp (trong đó có Formasa) ở Việt Nam đã rút kinh nghiệm quá khứ, hướng tới phát triển bền vững môi trường, đẩy mạnh tiết kiệm điện năng", ông Thành bình luận.
Hoạt động dịch vụ đã có cải thiện tăng trưởng đáng kể, tăng tới 7,25% trong 3 quý đầu năm. Thương mại, bán buôn, bán lẻ tăng 8,2%. Ăn uống, lưu trú (du lịch) tăng tới 9%. Điều này cũng được phản ánh qua tổng cầu. Bán buôn, bán lẻ tăng mạnh và tiêu dùng cuối cùng đóng góp tới 8,76 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Tăng tích lũy đầu tư đóng góp 7,78 điểm phần trăm. Tính hai sự đóng góp này, GDP phải tăng tới 13,5%.
Để khớp với số liệu từ phía sản xuất (6,4%), thì cán cân thương mại (xuất khẩu trừ nhập khẩu) từ phía cầu đã làm giảm tăng trưởng đi 7,1% điểm phần trăm
Tuy nhiên điều này rất khó giải thích. Cán cân thương mại trong 9 tháng được cải thiện chứ không phải thâm hụt nhiều hơn. Đó vì từ phía khu vực công nghiệp, ngành điện tử xuất khẩu mạnh và nhập khẩu phải tăng chậm hơn nếu muốn nói giá trị gia tăng nội địa là lớn. Từ phía dịch vụ, xuất khẩu du lịch tại chỗ cũng tăng mạnh, giúp giảm thâm hụt cán cân thương mại dịch vụ.
"Vậy cứ theo số liệu tổng cầu, tiêu dùng tăng mạnh, đầu tư tăng tốt, cán cân thương mại cải thiện thì tăng trưởng GDP còn cao nữa. 6,4% là còn thấp", ông Thành nhìn nhận.
Tại phiên họp ngày 31/10, đại biểu Hoàng Quang Hàm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho rằng số liệu tăng trưởng các năm gần đây không hợp lý, tăng trưởng giữa các quý lên xuống đột ngột, không theo logic thông thường như việc các quý cuối năm tăng trưởng rất cao nhưng sang quý 1 đầu năm sau giảm đột ngột.
"Nếu quý IV/2015, cả nước hân hoan vì tăng trưởng đạt 7,01% thì quý I/2016 rơi thẳng xuống còn 5,48%. Mức tăng trưởng này đạt mức cao 6,68% ở quý IV/2016 nhưng lại đột ngột giảm ngay ở quý I/2017 còn 5,1% và lại đang tăng tốc rất thần kỳ ở các quý cuối năm 2017", ông Hàm dẫn chứng và không khỏi hoài nghi: Liệu quý I năm sau có thoát khỏi quy luật bất thường này không thì chưa rõ?
"Với số liệu trên, nếu thống kê tốt, không có nghi vấn gì thì tăng trưởng đã có những điểm nghẽn rất bất hợp lý, trái với logic thông thường. Đề nghị Chính phủ phải làm rõ và có giải pháp khắc phục ngay", ông nói.
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói: "Về mặt số liệu là đáng tin cậy. Phương pháp thống kê có cơ sở khoa học và khách quan, đúng quy định của pháp luật thống kê đã áp dụng nhiều năm. Trong cơ cấu giá trị GDP cả năm thì quý IV có tỷ trọng cao nhất, bình quân khoảng 32%, còn quý I thấp nhất với tỷ trọng khoảng 18%. Điều này là thông lệ nhiều năm bởi quý I sản xuất giảm vì kết thúc tết âm, ảnh hưởng lễ hội, mùa vụ nông nghiệp, chu kỳ mua sắm".
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.