(VNF) - Khan hiếm nguồn cung đi cùng nỗi lo lạm phát, cộng thêm một số lực đẩy khác khiến giá nhà ở được dự báo “leo thang” trong năm 2022.
Giá nhà khó quay đầu giảm
Năm 2021, thị trường bất động sản nói chung và phân khúc nhà ở nói riêng tương đối ảm đạm. Đa phần nguồn cung nhà ở là hàng tồn từ các quý trước. Lượng cung cũng như dự án mới khan hiếm, rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Điều này đã khiến giá nhà năm 2021 liên tục tăng cao. Theo Bộ Xây dựng, tính đến cuối năm 2021, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5% - 7%; giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 15% - 20%.
Bước sang năm 2022, dịch Covid-19 có phần bớt phức tạp song tình hình địa chính trị trên thế giới lại diễn ra căng thẳng khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine. Điều này đã tạo ra áp lực lớn lên chuỗi cung ứng, dẫn đến lạm phát gia tăng. Dưới áp lực lạm phát, giá nhà tiếp tục nhích lên. TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, bình luận: “Khi lạm phát xảy ra, bất động sản sẽ trở thành kênh trú ẩn an toàn của dòng tiền. Người càng giàu càng không giữ nhiều tiền mà thay vào đó là đầu tư bất động sản. Trong đó, nhà ở là phân khúc có sức hút dòng tiền mạnh nhất. Vì vậy, áp lực tăng giá nhà ở là hoàn toàn có thể xảy ra”.
Nhìn nhận về việc tăng giá nhà, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho biết trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản nhà ở đã đối mặt với thực trạng giá bán leo thang. Tại các thành phố lớn, để mua được một căn hộ với giá 30 - 35 triệu/m2 là rất khó, phân khúc nhà ở giá rẻ cũng không còn mức giá dưới 25 triệu/m2.
Nguyên nhân dẫn tới thực tế này là thị trường ghi nhận nguồn cung hạn chế, các dự án mới ít được triển khai trong khi nhu cầu ở và đầu tư của người dân ngày càng lớn. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư đang sở hữu nguồn hàng đẩy giá bán. Ngoài ra, giá vật liệu xây dựng liên tục tăng nóng, đặc biệt là giá thép “nhảy múa” khiến chi phí đầu vào của ngành xây dựng tăng lên, tác động đến giá thành sản phẩm tăng theo.
“Với nền tảng giá bất động sản nhà ở đang không ngừng tăng lên mỗi năm, tình hình bất ổn của thế giới kéo theo lạm phát xuất hiện sẽ tiếp tục đẩy giá nhà đi lên. Áp lực tăng giá, cung cầu mất cân đối là không tránh khỏi. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này có cao hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác”, ông Nguyễn Chí Thanh nhận định.
Như để minh chứng cho nhận định của chuyên gia, số liệu mới nhất từ Bộ Xây dựng ghi nhận, trong quý I/2022, tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng 1,53%; nhà ở riêng lẻ tăng 2,24%; đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 2,85%. Tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư tăng 2,48%; nhà ở riêng lẻ tăng 2%; đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 3,6%.
Nguồn cung tăng liệu giá có giảm?
Việc tăng giá nhà khi nguồn cung khan hiếm là dễ hiểu. Vậy khi nguồn cung tăng, giá nhà có được kéo giảm xuống trong thời gian tới?
Theo các chuyên gia, giá nhà tại các thành phố lớn vẫn sẽ tiếp tục đà tăng trong các năm tới đây dù nguồn cung mới được bổ sung. Một trong những yếu tố khiến giá nhà khó giảm được là sự khan hiếm quỹ đất và chi phí phát triển dự án ngày một gia tăng. Bên cạnh đó, các thủ tục pháp lý để hoàn thiện một dự án nhà ở vẫn còn khá phức tạp. Đặc biệt, khi mặt bằng giá đất đầu vào tăng cao, doanh nghiệp khi đã được giao dự án sẽ có khuynh hướng phát triển các phân khúc trung hoặc cao cấp, giúp đem lại biên lợi nhuận hấp dẫn hơn so với các dự án nhà ở thương mại giá rẻ.
Như vậy, câu chuyện cung cầu lệch pha nhà ở sẽ ngày càng gay gắt, nhất là khi nhu cầu tìm kiếm các căn hộ, nhà ở vừa túi tiền trong dân rất cao còn nguồn cung lại vô cùng khan hiếm. Giấc mơ có được nhà của người thu nhập thấp trung bình ngày càng vời xa.
TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, trong một hội thảo mới đây đã nhận định: “Có nhiều bạn trẻ dành dụm được 1,5 tỷ đồng, nghĩ rằng sẽ mua được căn hộ xa trung tâm nhưng giá thực tế đã tăng lên 2 hoặc 2,5 tỷ đồng. Đây là thực tế không thể chấp nhận được”. Vị chuyên gia này cũng thừa nhận rằng người có đất thì “hô” giá trên trời, nhà đầu cơ thì tha hồ “thổi giá”, người mua thực thì ái ngại, nên về lâu dài, đích cuối cùng sẽ không có mấy giao dịch, đường cung - đường cầu khó gặp nhau.
Tuy nhiên, nhìn một cách tích cực, ngay từ đầu năm, thị trường nhà ở đã khởi sắc nhanh chóng và đang lấy lại được phong độ về nguồn cung. Nhiều chủ đầu tư lớn đã rục rịch triển khai những dự án nhà ở tầm cỡ không chỉ đảm bảo cung cấp ra thị trường một nguồn cung lớn mà còn giúp thị trường tạo tính cạnh tranh và kỳ vọng giảm giá thành sản phẩm. Từ đó, giá nhà sẽ phần nào được điều chỉnh trước thực trạng lạm phát tăng cao.
Về tỷ lệ giao dịch, do 2022 là năm thứ 3 sống chung với dịch Covid-19 nên tâm lý của người dân đã dần thích nghi, vì vậy dịch có diễn biến phức tạp thì các hoạt động giao dịch của người dân vẫn sẽ diễn ra. Chưa kể, chiến dịch tiêm phòng vắc xin toàn dân nhằm đạt tỷ lệ miễn dịch cao đã tạo điều kiện lớn cho các hoạt động, sản xuất được diễn ra bình thường. Giao dịch trong thị trường nhà ở cũng sẽ đảm bảo được thực hiện.
Ông Nguyễn Chí Thanh cũng chia sẻ thêm, thị trường nhà ở đang ghi nhận nhiều xung lực mạnh mẽ. Trước hết là các doanh nghiệp, khi đã được tôi luyện qua cuộc sàng lọc Covid-19 với những bước đi vững chãi hơn, sẽ là động lực lớn giúp thị trường bất động sản hứa hẹn sẽ chuyển mình đầy mới mẻ, trong đó có thị trường nhà ở.
“Đặc biệt, những đề xuất sửa đổi luật như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở… trong năm nay cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tác động đến thị trường nhà ở. Các dự án vốn vướng mắc pháp lý, khó triển khai xây dựng sẽ được tháo gỡ, nguồn cung được khơi thông”, ông Thanh nói.
Đồng quan điểm, phân tích của Viện Nghiên cứu bất động sản Việt Nam cũng khẳng định: “Việc đề xuất sửa đổi các bộ luật cũng như hướng dẫn mới sẽ giúp giải quyết các nút thắt trong quá trình phê duyệt các dự án khu dân cư và rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng, thời gian hoàn thành dự án, giảm các chi phí ‘không tên’. Theo đó, giá thành chắc chắn sẽ được bình ổn và người hưởng lợi trực tiếp là người mua nhà. Quan trọng nhất là cấp chính quyền cần quan tâm, tập trung tháo gỡ những dự án vướng mắc sai phạm để khơi thông nguồn cung, đa dạng sản phẩm sẽ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh, vừa giúp kéo giảm giá nhà tiệm cận gần người mua”.
(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.
(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica
Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi
nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết:
Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.
(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.
(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ
vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều
hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.
(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.
(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.