'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Nước ta đang chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2011 - 2020 và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, hướng đến xây dựng Việt Nam trở thành nước hùng cường, thịnh vượng.
Yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết vì đó là cách thức để nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, đuổi kịp các nước đi trước và đạt được tầm nhìn xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 xuất hiện vào năm cuối thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và khả năng sẽ ảnh hưởng đến một vài năm đầu của giai đoạn 2021 - 2030 đang đặt ra những thách thức mới không lường trước được. Đây là cú sốc bất ngờ làm nền kinh tế chệch khỏi đường ray đang trên đà phát triển kể từ năm 2012. Vì thế, để nền kinh tế nhanh chóng quay trở lại quỹ đạo phát triển bình thường mới, cú sốc dịch bệnh “vô tiền khoáng hậu” này cần được xử lý kịp thời, không để kéo dài và không để các vấn đề phát sinh trong thời kỳ dịch bệnh tồn đọng dai dẳng, kéo chậm tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Để hướng đến mục tiêu dài hạn, Chính phủ cần có giải pháp giúp nền kinh tế trong thời gian sắp tới vừa phát triển kinh tế, vừa ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững.
Trước tác động của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế, Chính phủ nhanh chóng đưa ra các chính sách tiền tệ, tài khóa, an sinh xã hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cú sốc COVID-19. Thứ nhất, gói chính sách tiền tệ - tín dụng nhằm cơ cấu lại, giãn - hoãn nợ và xem xét giảm lãi đối với tổng dư nợ chịu ảnh hưởng. Thứ hai, gói cho vay mới với tổng hạn mức cam kết khoảng 300.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi hơn tín dụng thông thường từ 1% - 2,5%/năm. Thứ ba, gói tài khóa (giãn, hoãn thuế và tiền thuê đất, giảm một số thuế và phí) với tổng giá trị 180.000 tỷ đồng. Thứ tư, gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng cho hơn 20 triệu lao động và đối tượng yếu thế…
Các gói hỗ trợ cho các chủ thể trong nền kinh tế đang được triển khai và chưa thể đánh giá đầy đủ hiệu quả ngay được. Nền kinh tế chưa kịp hồi phục từ đợt sóng COVID-19 lần thứ nhất khi cả nước thực hiện giãn cách toàn xã hội vào tháng 4-2020 thì vào cuối tháng 7-2020, những ca lây nhiễm vi-rút trong cộng đồng bùng phát mạnh trở lại đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Mục tiêu vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch tốt đang trở nên khó khăn, thách thức hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, mục tiêu này không phải là bất khả thi với sự quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ban, ngành, địa phương và sự chung tay, góp sức của toàn thể người dân cả nước trong cuộc chiến chống sự lây lan của vi-rút SARS-CoV-2. Để thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, ổn định xã hội đầy khó khăn, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, nhanh chóng khoanh vùng, xét nghiệm trên diện rộng để tiến tới hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Hạn chế những hoạt động có sự tương tác đông người (du lịch, lễ hội, quán bar…), nhất là tại những điểm nóng về dịch bệnh. Cần tuyên truyền để người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống sự lây lan của vi-rút như đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người nơi công cộng, rửa tay thường xuyên.
Thứ hai, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công theo mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đặt ra, gắn trách nhiệm giải ngân đầu tư công cho người đứng đầu; các bộ, ban, ngành, địa phương cần đồng hành, phối hợp chặt chẽ nhằm tháo gỡ nút thắt để có thể nhanh chóng giải ngân đầu tư công, vừa kích thích tổng cầu trong ngắn hạn, vừa tạo ra năng lực cho nền kinh tế nhằm tăng trưởng trong dài hạn.
Thứ ba, khu vực FDI - xét cả về đầu tư trực tiếp nước ngoài và kim ngạch xuất khẩu - trong 6 tháng đầu năm 2020 có tăng trưởng âm, điều này là do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế thế giới, làm đứt chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực. Tuy nhiên, khu vực kinh tế trong nước có tăng trưởng đầu tư giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng vẫn tương đối tốt. Đối với khu vực này, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ (miễn, giảm thuế, giãn nộp bảo hiểm xã hội, giảm lãi suất…) cho các doanh nghiệp trong nước trước các khó khăn và cú sốc tiêu cực từ bên ngoài.
Thứ tư, lao động tự do, hộ kinh doanh, người nhập cư, người dân tộc thiểu số chịu tác động từ dịch bệnh COVID-19 nặng nề hơn so với các nhóm đối tượng khác, vì thế gói hỗ trợ Chính phủ đang triển khai cần tháo gỡ điểm nghẽn để nguồn lực hỗ trợ tìm đến được đúng các địa chỉ chịu tổn thương nhất từ dịch bệnh.
Thứ năm, cú sốc dịch tễ chưa có tiền lệ này cho thấy hệ thống y tế và giáo dục của Việt Nam cần được củng cố và có những thay đổi căn bản. Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất y tế và giáo dục nhằm ứng phó hiệu quả trước các cú sốc y tế trong tương lai. Quan trọng hơn, cơ sở vật chất y tế và giáo dục cần được thay đổi để tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (ví dụ như học online) nhằm thích nghi tốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Thứ sáu, trong nền kinh tế tương thuộc lẫn nhau, sự suy giảm tăng trưởng hay đứt gãy chuỗi cung ứng bên ngoài sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế và hoạt động sản xuất trong nước. Tuy nhiên, phụ thuộc quá mức vào khu vực FDI (trong đầu tư và xuất khẩu) sẽ tạo nên rủi ro lớn cho nền kinh tế khi gặp phải các cú sốc bên ngoài. Trong tình hình này, Việt Nam cần tư duy và nhìn nhận lại mô hình phát triển để tạo nên mô hình có sự cân bằng và liên kết tốt hơn giữa các động lực của tăng trưởng, các khu vực kinh tế.
Thứ bảy, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do là xu thế tất yếu, tuy nhiên nền kinh tế cũng sẽ phải đương đầu với nhiều cú sốc từ bên ngoài hơn. Xây dựng một nền kinh tế mạnh là cần thiết, nhưng việc xây dựng một nền kinh tế có tính thích nghi cao, có sức chống chịu tốt trong một thế giới diễn biến phức tạp, khó lường sẽ cần thiết hơn. Điều này đòi hỏi phải có tầm nhìn, chiến lược nhằm phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước có tính gắn kết, có sức cạnh tranh và thực sự là những trụ cột cho nền kinh tế trong tương lai.
Thứ tám, đại dịch COVID-19 đặt nền kinh tế nước ta trước những thách thức vô cùng to lớn, đồng thời đem lại những cơ hội. Cú sốc này góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế; lợi ích to lớn trong ứng dụng các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại được nhìn nhận rõ nét hơn, sản phẩm mới xuất hiện và phát triển rộng rãi. Các xu thế này đòi hỏi phải có sự thay đổi thể chế, quy định nhằm thúc đẩy nền kinh tế số phát triển.
Các giải pháp trên vừa là ứng phó cấp bách; vừa mang tính căn cơ lâu dài, nhằm giúp nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn và quay trở lại đường ray phát triển hướng đến mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng trong tương lai".
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.