'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 24/5, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã trình bày tờ trình về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, công tác quy hoạch đường Hồ Chí Minh đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo từ quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, quy hoạch hệ thống đường ngang kết nối đường Hồ Chí Minh với các đầu mối vận tải.
Về kết quả thực hiện dự án, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết theo Nghị quyết số 66, đến năm 2020 hoàn thành nối thông tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) quy mô tối thiểu 2 làn xe với chiều dài khoảng 2.744km. Đến nay, đã hoàn thành 2.362km/2.744km đạt 86,1% và khoảng 258km tuyến nhánh; đang triển khai 211km; còn lại khoảng 171km chưa bố trí được vốn để triển khai thực hiện.
Thẩm tra tờ trình của Chính phủ về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết đối với phân kỳ đầu tư đến năm 2020, dự án chưa đạt yêu cầu nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với quy mô 2 làn xe.
Theo tờ trình của Chính phủ, đến hết năm 2020 còn 6 đoạn với tổng chiều dài khoảng 279km chưa triển khai, trong đó mới cân đối bố trí vốn cho 3 đoạn với tổng chiều dài 108km, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025. Dự án đã triển khai hoàn thành khoảng 2.362km/2.744km, đạt 86,1% và khoảng 258km tuyến nhánh; đang thực hiện 211km; chưa bố trí vốn để triển khai thực hiện 171km còn lại nhằm nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy trong 5 năm (2017-2021), việc triển khai dự án chỉ đạt khoảng 8% tổng khối lượng, chậm gần 2 năm so với yêu cầu hoàn thành các dự án thành phần, nối thông toàn tuyến với quy mô 2 làn xe và chưa rõ thời gian kết thúc. (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa có văn bản chấp thuận giao Vingroup và Techcombank chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP.
Theo đó, Bộ GTVT đề nghị Vingroup và Techcombank có trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP, trình thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy định, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình.
Chi phí lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án sẽ được xác định trên cơ sở dự toán được thẩm định, phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư dự án theo quy định.
Vingroup và Techcombank có trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện công tác lập, thẩm định trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Trường hợp hồ sơ đề xuất dự án không được chấp thuận thì nhà đầu tư chịu mọi chi phí, rủi ro.
Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh hướng dẫn liên danh Vingroup - Techcombank hoàn thiện các thủ tục lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chủ trì tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án, rà soát, trình thẩm định và trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP theo đúng quy định. (Xem thêm)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng quy định chế độ thưởng, phạt đối với các chủ thể có liên quan đến triển khai đầu tư xây dựng dự án hạ tầng giao thông thuộc chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Luật Xây dựng và các nghị định hướng dẫn chỉ quy định chung về thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, chưa quy định cụ thể về mức thưởng, cũng như chi phí thưởng hợp đồng chưa được quy định trong tổng mức đầu tư xây dựng của một dự án.
Vì vậy, việc ban hành quy định này theo hình thức nghị định của Chính phủ sẽ đáp ứng 3 tiêu chí: các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Luật (Điều 146 Luật Xây dựng); các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội (khuyến khích, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải); những vấn đề liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên (Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ xây dựng quy định chế độ thưởng, phạt theo hình thức Nghị định của Chính phủ và thực hiện theo quy trình, thủ tục rút gọn.
Để thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển nhanh hoạt động, sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội, căn cứ kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 46 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận Nghị định này áp dụng cho các gói thầu xây lắp của các công trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và một số dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải.
Về nguồn tiền thưởng hợp đồng, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại Nghị định số 10 của Chính phủ không quy định chi phí thường hợp đồng trong tổng mức đầu tư xây dựng. Vì vậy, để có nguồn tiền thưởng hợp đồng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến đề xuất sử dụng số tiền dư sau đấu thầu để thưởng hợp đồng (trong phạm vi giá gói thầu).
Tuy nhiên, tại văn bản ngày 6/4/2022, Bộ GTVT lại dự kiến sử dụng số tiền dư sau đấu thầu (tiết kiệm 5% dự toán khi chỉ định thầu) để bố trí cho 3 dự án cao tốc quan trọng quốc gia, gồm: Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Do phần lớn các dự án này đang thực hiện bước chuẩn bị đầu tư, đã lựa chọn tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế nên nếu thực hiện theo phương án này sẽ không còn nguồn để thực hiện việc thưởng hợp đồng như dự thảo Nghị định đang xây dựng.
Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại kinh phí còn dư sau đấu thầu (bao gồm chỉ định thầu) của các dự án trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT để có nguồn thưởng hợp đồng. (Xem thêm)
Chiều 23/5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Phạm Thúy Chinh trình bày báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTKCLP) năm 2021.
Theo Ủy ban Tài chính Ngân sách, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục; có quy định chưa sát với thực tế, khó thực hiện, làm lãng phí thời gian và nguồn lực, nhất là cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Công tác đấu thầu mua sắm và mua sắm tập trung còn nhiều bất cập, như quy trình, thủ tục đấu thầu phức tạp, gây lãng phí về thời gian, làm chậm tiến độ triển khai các dự án đầu tư, mua sắm; còn tồn tại thực trạng mua sắm hàng hóa, trang thiết bị, vật tư không đúng quy định, mua sắm vượt quá nhu cầu dẫn đến không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả…
Tiến độ thực hiện, khả năng hoàn thành một số dự án trọng điểm, công trình quan trọng quốc gia còn chậm, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể như dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TPHCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương được phê duyệt năm 2010, đến tháng 10/2021 lũy kế giải ngân vốn ODA chỉ đạt 2,5%, vốn đối ứng chỉ đạt 2,09%.
Đặc biệt trong đó là dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được phê duyệt năm 2008, hiện nay vẫn đang làm thủ tục phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 19.555 tỷ đồng lên 35.679 tỷ đồng, lũy kế giải ngân đến tháng 8.2021 chỉ đạt 974 tỷ đồng. (Xem thêm)
Tại kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh Đồng Nai khóa X, với 100% các đại biểu tham dự tán thành, HĐND tỉnh Đồng Nai đã thông qua Nghị quyết thống nhất chủ trương và cam kết số vốn ngân sách địa phương bố trí một phần cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).
Theo đó, Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài khoảng 53,7 km, điểm đầu tại Km0+000 kết nối với tuyến tránh quốc lộ 1 (đường Võ Nguyên Giáp) đoạn qua TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại Km53+700 giao với quốc lộ 56 thuộc TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai có chiều dài khoảng 34,2 km.
Trong giai đoạn 1, dự án được đầu tư xây dựng với quy mô 4-6 làn xe, thực hiện giải phóng mặt bằng một lần quy mô 6 - 8 làn xe theo quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất khoảng 519,64 ha.
Tổng mức vốn đầu tư khoảng 17.837 tỷ đồng; nhu cầu vốn trong giai đoạn năm 2022 đến năm 2025 khoảng 14.270 tỷ đồng, năm 2026 khoảng 3.567 tỷ đồng. Đoạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tổng mức vốn đầu tư là 12.647 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 5.296 tỷ đồng.
Nguồn vốn giai đoạn từ 2022 – 2025 từ nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nguồn tăng thu và tiết kiệm chi các năm 2022 – 2024, nguồn vốn ngân sách các địa phương; năm 2026 từ nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030.
HĐND tỉnh thống nhất việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1); cam kết bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh Đồng Nai tham gia vào dự án với 50% giá trị bồi thường giải phóng mặt bằng (khoảng 2.648 tỷ đồng) để triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai thuộc dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1). (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.