Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo Bộ GTVT, dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam, tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh đến nay đã cơ bản hoàn thành.
Riêng phía đầu cầu địa phận huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh còn khoảng 1,1km đoạn đường dẫn vẫn đang tiếp tục thực hiện gia tải để xử lý nền đất yếu theo chỉ dẫn kỹ thuật của dự án, sau khi hết thời gian gia tải sẽ tiếp tục triển khai thi công hoàn thiện.
Hiện nay, Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án 6 (QLDA 6) và các nhà thầu thi công hoàn thành lớp kết cấu đoạn đường đang xử lý nền đất yếu đảm bảo êm thuận, an toàn cho người dân và các phương tiện khi tham gia giao thông trong thời gian khai thác tạm.
Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội Xuân năm 2021, từ ngày 6/2/2021 đến ngày 15/3/2021, các loại phương tiện như: Xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy, xe ô tô dưới 15 chỗ ngồi và xe tải dưới 1,5 tấn sẽ được phép lưu thông qua Cầu Cửa Hội. Tốc độ lưu thông tối đa là 50km/h.
Sau thời gian trên sẽ tổ chức phân luồng giao thông không cho phương tiện lưu thông qua cầu để tiếp tục hoàn thành những công việc còn lại theo yêu cầu kỹ thuật của dự án. (Xem chi tiết)
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về việc triển khai dự án đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc tại cuộc họp về việc triển khai dự án hôm 21/1.
Theo đó, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh sự quyết tâm, sáng kiến, đề xuất của tỉnh Lâm Đồng để triển khai dự án phù hợp với Luật Đầu tư theo phương thức PPP.
Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc giao UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) trong giai đoạn 2021-2025 theo phương thức PPP, có sự tham gia hỗ trợ góp vốn của nhà nước.
UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì tổ chức huy động các nguồn lực hợp pháp theo quy định để bảo đảm phần vốn ngân sách địa phương tham gia thực hiện dự án khi được giao là cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT khẩn trương có ý kiến bằng văn bản về việc giao UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5/2/2021.
Bộ GTVT được giao chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá tác động toàn diện của việc đầu tư xây dựng đoạn cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc với các dự án BOT khác đã và đang được đầu tư, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây... không để xảy ra xung đột, khiếu kiện, bảo đảm hiệu quả đầu tư. (Xem chi tiết)
Đây là một trong những thông tin vừa được Bộ GTVT gửi tới đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, trả lời về kiến nghị sớm hoàn chỉnh tuyến cao tốc từ TP. HCM đến Cần Thơ và thống nhất phương án hướng tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau song song với tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp hiện hữu nhằm đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế của các tỉnh, thành phố có tuyến cao tốc đi qua, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.
Theo Bộ GTVT, hiện nay, tuyến cao tốc đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận đã được thông xe, dự kiến hoàn thành toàn bộ trong năm 2021; đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ đã khởi công xây dựng đầu năm 2021, dự kiến hoàn thành trong năm 2022, cầu Mỹ Thuận 2 sẽ hoàn thành năm 2023.
Như vậy, năm 2023 sẽ hoàn thành và thông xe toàn bộ tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn từ TP. HCM đến Cần Thơ.
Đối với dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, Bộ GTVT cho biết theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiến độ đầu tư tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau vào thời điểm sau năm 2030.
Hiện Bộ GTVT đang xây dựng quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đã cập nhật kiến nghị điều chỉnh lộ trình đầu tư tuyến cao tốc nêu trên và môt số tuyến cao tốc trục ngang trong vùng lên giai đoạn trước năm 2030, điều chỉnh phương án hướng tuyến phù hợp nhằm đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế của các tỉnh, thành phố có tuyến cao tốc đi qua, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện theo quy định. (Xem chi tiết)
Thủ tướng vừa ban hành quyết định phê duyệt đề án đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính.
Mục tiêu tổng quát của đề án là nâng cấp trung tâm thông tin chỉ huy giao thông, xây dựng hệ thống quản lý điều hành, kết nối các hệ thống camera giám sát phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm giao thông trên toàn quốc.
Đề án đặt ra tầm nhìn đến năm 2030, hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí, dịch vụ của các đô thị thông minh kết hợp với hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều khiển giao thông...
Đề án được chia làm 3 dự án thành phần. Trong đó, dự án thứ nhất là đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu dùng chung, phục vụ cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu camera với kinh phí khoảng 850 tỷ đồng, chủ đầu tư là Cục Cảnh sát giao thông.
Dự án thứ hai là nâng cấp trung tâm thông tin chỉ huy và lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự, xử lý vi phạm cho Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP. Hà Nội với kinh phí đầu tư khoảng 650 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công an TP. Hà Nội.
Dự án 3 là nâng cấp trung tâm thông tin chỉ huy và lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự, xử lý vi phạm cho Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an TP. HCM, với kinh phí khoảng 650 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công an TP. HCM.
Thời gian thực hiện đề án từ năm 2021 - 2025, với tổng kinh phí 2.150 tỷ đồng, được huy đồng tư nguồn vốn ngân sách, xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác. (Xem chi tiết)
Trả lời báo chí liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết từ ngày 12/12/2020, dự án đã được chạy liên động, đánh giá an toàn.
Hiện tại, Bộ GTVT đã nhận được dự thảo báo cáo của tư vấn đánh giá, trong đó khuyến cáo về an toàn hệ thống thiết bị nhà thầu cung cấp, làm rõ thêm giải pháp để đảm bảo tuân thủ thực hiện.
Theo ông Đông, dự án hiện vẫn cần tiếp tục đào tạo thêm cho nhân viên vận hành của Hà Nội về diễn tập cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố. Song song với đó là thực hiện nghiệm thu cơ sở của các hợp phần.
Bộ GTVT vẫn đang phối hợp với Metro Hà Nội kiểm đếm tài sản để bàn giao thuận lợi và rút ngắn thời gian.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Bộ GTVT cũng đang làm tiếp các thủ tục về giấy tờ để nghiệm thu cuối cùng, đảm bảo thời gian.
"Việc bàn giao dự án không thể thực hiện trong một ngày hay một tuần. Chúng tôi dự kiến sẽ bàn giao vào cuối tháng 3/2021”, ông Đông nói. (Xem chi tiết)
Đây là khẳng định của đại diện Bộ GTVT trước thông tin về việc sân bay Nội Bài phải đóng của vì dịch Covid-19.
Theo đại diện Bộ GTVT, cảng hàng không quốc tế Nội Bài có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc luân chuyển hành khách của khu vực miền Bắc. Đây là những khu vực hết sức nhạy cảm trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp vì lưu lượng luân chuyển người rất lớn.
"Để đảm bảo tuyệt đối an toàn phục vụ trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 sắp tới, cảng hàng không quốc tế Nội Bài đang lên kết hoạch xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ 3.200 cán bộ, công nhân viên của cảng. Tuyệt đối không có việc đóng cửa sân bay Nội Bài", đại diện Bộ GTVT khẳng định. (Xem chi tiết)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.