Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin được đảm nhận thi công dự án thành phần Bùng - Vạn Ninh, thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025.
Trong văn bản này, Sơn Hải cho biết cao tốc Bùng - Vạn Ninh nằm trọn vẹn trong địa phận tỉnh Quảng Bình và đi qua địa bàn trụ sở của doanh nghiệp nên Tập đoàn Sơn Hải có những thuận lợi trong công tác huy động vật liệu, máy móc thiết bị và nhân sự để thi công dự án.
Nếu được Thủ tướng giao nhận thầu thực hiện thi công dự án, Tập đoàn Sơn Hải cam kết sẽ thi công dự án với chất lượng tốt nhất, đảm bảo tiến độ và tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Dự án Bùng - Vạn Ninh là 1 trong 12 dự án thành phần thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025. Dự án có chiều dài dự kiến khoảng 51km, với tổng mức đầu tư là 10.526 tỷ đồng, theo hình thức đầu tư công. (Xem thêm)
Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh cũng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin được đảm nhận thi công dự án thành phần Vạn Ninh - Cam Lộ, thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025.
Nếu được chấp thuận, Trường Thịnh cam kết sẽ huy động năng lực tài chính và thiết bị, quản trị, điều hành tổ chức thi công công trình khoa học, bảo đảm chất lượng, mỹ quan, hoàn thành vượt tiến độ 6 tháng.
Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ có tổng chiều dài 68km, điểm đầu thuộc địa phận xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và điểm cuối thuộc địa phận thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ.
Đây là 1 trong 12 dự án thành phần thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025, với tổng mức đầu tư là 10.591 tỷ đồng, theo hình thức đầu tư công. (Xem thêm)
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải báo cáo sơ bộ về tác động của sự việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam đối với hoạt động khai thác của hãng hàng không Bamboo Airways.
Theo đó, Cục Hàng không cho biết theo giấy phép do Bộ Giao thông Vận tải cấp, người đại diện theo pháp luật của Bamboo Airways là ông Đặng Tất Thắng, Tổng giám đốc. Vốn điều lệ của hãng bay này là 7.000 tỷ đồng.
Cũng theo Cục Hàng không, Bamboo Airways hiện vẫn duy trì đảm bảo tổ chức bộ máy liên quan đến nhân sự chủ chốt (post holder) phụ trách hệ thống quản lý an toàn, an ninh, khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay.
Nguồn lực người lái tàu bay, nhân viên kỹ thuật, tiếp viên hàng không, nhân viên điều độ khai thác bay và các nhân viên hàng không khác của Bamboo Airways đang được đảm bảo theo quy định, chưa ghi nhận sự xáo trộn, thay đổi có ảnh hưởng đến nguồn nhân lực hoạt động của Bamboo Airways.
Hiện Bamboo Airways cam kết duy trì hoạt động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với hành khách, các hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ hàng không, hợp đồng thuê tàu bay, hợp đồng liên quan đến khai thác bảo dưỡng tàu bay; đồng thời tiếp tục phát triển mở rộng đường bay, đội bay theo định hướng, kế hoạch.
Các chỉ số thực hiện phép bay (slot), tỷ lệ chuyến bay đúng giờ (OTP) vẫn đang duy trì ở mức cao, tỷ lệ chậm hủy chuyến thấp, các chỉ số về đảm bảo an ninh, an toàn hàng không duy trì ở mức tốt. (Xem thêm)
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).
Theo quy hoạch này, các tuyến đường sắt quốc gia hiện có gồm tuyến xuyên tâm Yên Viên – Ngọc Hồi và tuyến vành đai Hà Đông – Bắc Hồng sẽ được dỡ bỏ, thay vào đó sẽ là các tuyến đường sắt đô thị số 1 và số 6.
Đáng chú ý, Hà Nội sẽ xây dựng mới tuyến đường sắt vành đai đi dọc theo đường vành đai 4, cắt qua sông Hồng tại cầu Hồng Hà và cầu Mễ Sở theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quyết định nêu rõ: "Việc bố trí đường sắt đi chung hoặc đi riêng với các cầu đường bộ sẽ được xác định trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng trình cấp thẩm quyền phê duyệt".
Bên cạnh đó, trong phạm vi lập quy hoạch sẽ có 6 cầu đường sắt đô thị kết nối các khu vực bắc với nam sông Hồng, cụ thể: tuyến số 1 đi qua sông Hồng tại vị trí cầu Long Biên mới cách cầu hiện có 75m về phía thượng lưu; tuyến số 2 đi qua sông Hồng tại vị trí cách cầu Nhật Tân khoảng 1,3km về phía thượng lưu, tuyến số 4 qua sông Hồng tại vị trí các cầu Vĩnh Tuy khoảng 1,2km về phía hạ lưu;
Tuyến số 6 qua sông Hồng tại cầu Thăng Long; tuyến số 7 qua sông Hồng tại cầu Thượng Cát và tuyến số 8 qua sông Hồng tại vị trí cách cầu Thanh Trì khoảng 1,4km về phía hạ lưu. (Xem thêm)
Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa có công văn yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với UBND các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, UBND TP. HCM và các Bộ liên quan về phương án đầu tư dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu và dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – cảng hàng không quốc tế Long Thành, bảo đảm phù hợp quy hoạch, đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Được biết, tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được đưa vào quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối TP. HCM. Theo đó, tuyến có điểm đầu tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Thủ Đức, TP. HCM), điểm cuối là cảng hàng không quốc tế Long Thành. Chiều dài toàn tuyến khoảng 38km. Tính toán ban đầu cho thấy, tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng 40.500 tỷ đồng.
Trong khi đó, tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài khoảng 84km, có điểm đầu từ ga Trảng Bom, điểm cuối tại cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 50.000 tỷ đồng.
2 tuyến đường sắt trên được đầu tư xây dựng sớm sẽ giúp đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với sân bay Long Thành, từ đó tạo điều kiện để phát huy tối đa lợi thế của "siêu" dự án này. (Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.