Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo đó, FPT và Grab sẽ hợp tác trong 3 lĩnh vực chính, gồm: phát triển và triển khai các giải pháp thành phố thông minh tại một số thành phố lớn trên cả nước để góp phần cải thiện mạng lưới giao thông và logistics, giảm ùn tắc và đảm bảo giao thông an toàn hơn; nghiên cứu các công nghệ mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI); hợp tác trong lĩnh vực thanh toán điện tử.
Cụ thể, đối với lĩnh vực phát triển các giải pháp thành phố thông minh, hai bên sẽ hợp tác triển khai thí điểm phát triển hệ thống giám sát tín hiệu giao thông tại TP. HCM để giảm thiểu ùn tắc và tăng hiệu quả mạng lưới giao thông.
FPT cung cấp hệ thống phần mềm giám sát đèn giao thông, trong khi Grab cung cấp dữ liệu và các phân tích giao thông từ hệ sinh thái của mình. Dựa trên các dữ liệu di chuyển từ các phương tiện GrabCar và GrabBike, hai bên sẽ cùng phát triển một cổng thông tin giám sát giao thông theo thời gian thực tại một số thành phố lớn.
Grab và FPT cũng dự kiến hợp tác phát triển các trạm sạc xe điện tại Việt Nam và tìm hiểu các sáng kiến di chuyển đa phương thức, có thể tích hợp lịch trình giao thông công cộng của FPT với các giải pháp di chuyển đa dạng của Grab.
Về lĩnh vực thanh toán điện tử, FPT sẽ xem xét đưa ví điện tử GrabPay by Moca vào danh sách ví điện tử được yêu thích trên toàn hệ sinh thái của FPT. Năm 2019, Grab sẽ hợp tác với các đối tác tài chính để giới thiệu thêm một số dịch vụ tài chính phù hợp với người dùng Việt Nam. Cùng với đó, Grab sẽ triển khai chương trình GrabRewards, chương trình khách hàng thân thiết lớn nhất Đông Nam Á, trên toàn hệ sinh thái FPT.
Người dùng có thể tích điểm khi giao dịch và mua sắm tại các cửa hàng và sàn thương mại điện tử của FPT và đổi điểm thưởng để được giảm giá thông qua danh mục GrabRewards.
Về công nghệ sáng tạo, Grab và FPT cũng sẽ cùng phát triển các công nghệ AI trong các lĩnh vực như nhận dạng và xác thực hình ảnh cũng như giao tiếp theo thời gian thực, với trọng tâm là tăng tính an toàn và chất lượng cho các đối tác tài xế, hành khách và đối tác kinh doanh.
Hiện FPT là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam sở hữu nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện - FPT.AI. Nền tảng này cho phép các lập trình viên để tạo ra các giao diện tương tác bằng ngôn ngữ tự nhiên với ứng dụng phổ biến nhất hiện nay là chatbot (giúp tự động gắn kết với khách hàng), dịch vụ nhận dạng và xử lý giọng nói (ứng dụng trong tổng đài tự động); xử lý ảnh và tài liệu (ứng dụng trong nhận dạng các loại giấy tờ tùy thân và nhận diện khuôn mặt)…
Trong năm 2018, nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI của FPT đã nhận được 3,4 triệu yêu cầu hỗ trợ/tháng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.