'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đã có tới hơn 3,1 triệu khách hàng sinh hoạt trên tổng số 26 triệu khách hàng sử dụng điện sinh hoạt trên cả nước (tương đương khoảng 11,92% khách hàng) có mức tiêu thụ điện của tháng 5 cao hơn 30% so với tháng 4/2020, đặc biệt trong số này có tới gần 1 triệu khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng 50%, thậm chí có tới hơn 215 nghìn khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng trên 300% so với tháng 4 trước đó. Tuy nhiên, thực tế cũng xuất hiện một số trường hợp tiêu thụ điện vọt lên hàng chục lần.
Ví dụ như trong kỳ tính tiền hóa đơn tháng 6 vừa qua, một khách hàng tại tỉnh Quảng Bình bị ghi nhầm số điện gấp 33 lần, dẫn tới số tiền phải trả tăng vọt lên 58 triệu đồng. Một trường hợp khác ở Quảng Ninh, số tiền bị tính lên đến 90 triệu đồng. Điện lực Quảng Bình và Quảng Ninh sau đó đã thừa nhận sai sót này. Hai cơ quan đã làm việc, xin lỗi khách hàng và xuất lại hóa đơn tiền điện mới.
Trao đổi với VietnamFinance, GS.TSKH Trần Đình Long - Phó chủ tịch Hội điện lực Việt Nam, cho rằng tình trạng ghi sai hóa đơn điện trong thời gian qua là hy hữu và không thường xuyên xảy ra.
Việc các nhân viên ngành điện đã được học, được tập huấn, được nhắc nhở rất nhiều lần nhưng tình trạng ghi sai số xảy ra liên tiếp cho thấy sự thiếu trách nhiệm, thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thiếu đạo đức nghề nghiệp, thiếu chuyên nghiệp của những người này.
Đối với những sai sót này, GS Long cho rằng ngành điện lực, cụ thể là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, phải chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp điện lực rút kinh nghiệm, coi đó là bài học sâu sắc; đồng thời rà soát lại hệ thống, thực hiện kiểm tra và nâng cao chất lượng chuyên môn định kỳ cho nhân viên để không để xảy ra những trường hợp tương tự.
"Những sai sót cá nhân như trên bao giờ cũng có thể xảy ra. Như vậy, nếu cá nhân nào, đơn vị nào để xảy ra những sai sót này thì phải chịu trách nhiệm. Chúng ta cũng không nên vì một vài trường hợp sai sót mà quy ra lỗi của cả tập đoàn.
"Ta chỉ nên kiểm điểm các nhân viên có sai sót trong khâu thực hiện, điều tra nguyên nhân vì sao dẫn đến những nhầm lẫn đáng tiếc như vậy, trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp ở đó đến đâu. Ngoài việc xin lỗi, trong trường hợp gây hậu quả xấu cho khách hàng tiêu thụ điện, điện lực phải có thoả thuận bồi thường”, GS Long nói.
Được biết, sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/6, ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đã chỉ đạo điện lực các địa phương nhanh chóng xác minh các trường hợp có tiền điện tăng cao để trả lời, giải thích cho người dân một cách công khai.
Về phía EVN, ông Thành cho hay tập đoàn cũng đã có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các tổng công ty điện lực nghiêm túc thực hiện việc kiểm điểm và xử lý kỷ luật nghiêm giám đốc đơn vị và cá nhân liên quan việc ghi sai chỉ số công tơ mà không phát hiện được khi thực hiện công tác ghi, kiểm tra, phúc tra chỉ số.
Theo GS Trần Đình Long, giải pháp tối ưu nhất để "bạch hóa" việc ghi số điện hiện nay là thay tất cả các công tơ cơ bằng những công tơ điện tử.
Loại công tơ điện tử này có thể tự ghi chép số liệu và gửi về các trung tâm quản lý, thậm chí việc lập hóa đơn tiền điện, thanh toán tiền điện đều thực hiện một cách tự động. Nhờ đó, đội ngũ tham gia vào quá trình này sẽ ngày càng ít đi.
GS Long cho rằng cùng với lộ trình xây dựng các thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đã được chính phủ phê duyệt, quá trình ghi số điện thủ công sẽ chấm dứt vào năm 2022.
"Trong tương lai không xa, từ 2022 - 2024, toàn bộ công tơ cơ (ghi chỉ số thủ công) sẽ được thay bằng công tơ điện tử thì những sai sót trong việc ghi số điện sẽ hoàn toàn được khắc phục”, ông nói.
Theo thống kê của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), hiện nay mới chỉ có 35% khách hàng sử dụng công tơ điện tử, 65% còn lại vẫn là công tơ cơ. Vì thế, rủi ro đọc - ghi sai số điện là hiện hữu.
EVN cho biết tập đoàn sẽ phúc tra 100% cho khách hàng có sản lượng tăng đột biến từ 1,3 lần so với tháng trước liền kề. Các trường hợp phát hiện sai sót phải thực hiện xử lý hoá đơn tiền điện cho khách hàng đúng quy định (có thông báo cụ thể và biên bản làm việc với khách hàng). Ví như tháng này khách hàng dùng 100 kWh, tháng sau tăng trên 130 kWh hoặc giảm xuống dưới 70 kWh sẽ phúc tra.
Một giải pháp khác để tăng tính minh bạch được EVN nhắc đến là nghiêm túc thực hiện lịch ghi chỉ số, gửi thông báo tiền điện, hóa đơn tiền điện theo mẫu mới đến khách hàng qua email, Zalo, hoặc ứng dụng (App) chăm sóc khách hàng để khách hàng chủ động so sánh việc sử dụng điện với các tháng trước và cùng kỳ năm trước...
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.