Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty tài chính quốc tế IFC (trực thuộc Ngân hàng Thế giới - World Bank) vừa công bố báo cáo Tài chính toàn diện trong kỷ nguyên số tháng 3/2018 nhận định, phân tích về các xu hướng phổ biến tài chính toàn diện (Financial Inclusion) trên toàn cầu như: Hệ sinh thái thanh toán điện tử, Thương mại điện tử, Big Data, Định danh số, Hệ thống đánh giá - so sánh…
Báo cáo cho hay, trong khi nhóm các nước phát triển có thu nhập cao (High Income OECD) có tới 94% dân cư được tiếp cận dịch vụ tài chính cơ bản (được hiểu là có tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản ví điện tử) thì Đông Nam Á, Châu Phi Hạ Sahara (một vùng của lục địa Châu Phi nằm phía nam sa mạc Sahara) và Trung Đông là 3 nhóm có dưới 50%.
Theo phân tích của các chuyên gia, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là do: khả năng tiếp cận (chi nhánh ngân hàng khó lòng vươn xa đến một số khu vực); thị trường không tương thích với nhu cầu; vấn đề chi phí.
Trong khi đó, với nền tảng công nghệ, sự linh hoạt và liên tục đổi mới, các công ty Fintech toàn cầu đang làm thay đổi hoạt động của ngân hàng và khiến mọi người có thể tiếp cận dịch vụ tài chính tùy theo nhu cầu với chi phí rẻ.
Các xu hướng Fintech được phân tích trong báo cáo gồm Hệ thống thanh toán số; Hệ sinh thái cho vay và liên quan; Tiết kiệm và lập kế hoạch tài chính và Hệ thống phân phối số, so sánh giá cho ngành Bảo hiểm.
Trong danh sách 100 doanh nghiệp Fintech toàn cầu đang tích cực hướng đến "Tài chính toàn diện trong Kỷ nguyên số", MoMo là doanh nghiệp Fintech duy nhất đại diện cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam góp mặt.
Đứng chung trong danh sách là những doanh nghiệp tài chính công nghệ nổi bật của thế giới như Adyen - Công ty thanh toán toàn cầu đang quản lý hệ thống thanh toán của Netflix, Grab, Ebay; PayTM - người khổng lồ ví điện tử của Ấn Độ; Stripe - startup thanh toán của Mỹ được định giá 9,2 tỷ USD...
MoMo hiện có hơn 6 triệu người dùng ứng dụng, 500 dịch vụ thanh toán, 4.000 điểm chấp nhận thanh toán, cho phép khách hàng đặt xe, mua vé máy bay, thanh toán vay trả góp, bán bảo hiểm ngay trên ứng dụng...
Ông Nguyễn Bá Diệp, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của MoMo cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng hệ sinh thái, đảm bảo người dùng có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi.
"Ngoài ứng dụng trên điện thoại, chúng tôi còn có hơn 5.000 điểm giao dịch trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ cho khách hàng vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu là giúp người dùng ở mọi vùng miền tiếp cận công nghệ tài chính hiện đại và thuận tiện hơn", ông Diệp nói thêm.
Doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng lượng người dùng ứng dụng lên 50 triệu người vào năm 2020. Hiện công ty có quan hệ đối tác với 15 ngân hàng và hãng phát hành thẻ quốc tế, đang kết hợp với FPT Shop, Thegioididong... để tiếp cận nhanh với khách hàng các vùng miền.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.