Hiện trạng 2 dự án nghìn tỷ bị Tập đoàn Phúc Sơn bỏ dở ở Khánh Hòa
(VNF) - Tập đoàn Phúc Sơn muốn tiếp tục triển khai dự án Nút giao thông Ngọc Hội và Đường vành đai 2 kết nối Nút giao thông Ngọc Hội đang xây dựng dang dở.
Sáng 11/12, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương công viên logistics Viettel tại Lạng Sơn.
Công viên logistics Viettel nằm tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, một mặt tiếp giáp với quốc lộ và đường cao tốc, một mặt tiếp giáp với đường sắt. Đây là vị trí thuận lợi trong việc kết nối hàng hoá xuyên biên giới.
Công viên gồm nhiều phân khu, trong đó "trái tim" chính tòa nhà liên ngành - trung tâm điều hành (NOC). Đây là nơi làm việc của các cơ quan chức năng như hải quan Việt Nam, hải quan Trung Quốc, bộ đội biên phòng, kiểm dịch, ngân hàng, thuế...
Đặc biệt, công viên còn có khu trưng bày triển lãm và livestream. Nơi này được quy hoạch sẽ là không gian tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy thương mại điện tử thông qua các buổi livestream quảng bá sản phẩm trên các nền tảng trực tuyến, giúp doanh nghiệp kết nối trực tiếp với thị trường toàn cầu.
Với diện tích 143ha, tổng đầu tư gần 3.300 tỷ đồng, công viên được thiết kế như một cảng cạn tích hợp, cung cấp đầy đủ các dịch vụ thông quan, xuất nhập khẩu, bảo quản hàng hóa, đồng thời là trung tâm giao dịch nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Dự án được kỳ vọng không chỉ thúc đẩy giao thương trong khu vực mà còn mở rộng khả năng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế, góp phần nâng cao vị thế kinh tế của đất nước.
Phát biểu tại lễ khai trương, thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết tại Việt Nam, logistics hiện đóng góp khoảng 5-6% GDP và đang trên đà tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đối mặt với những thách thức lớn như chi phí logistics cao, hạ tầng còn chưa đồng bộ, thiếu sự liên kết giữa các phương thức vận tải.
Theo ông Thắng, lĩnh vực logistics của Viettel Post ra đời trong bối cảnh đó. Hạ tầng logistics mà Viettel Post đang kiến tạo sẽ có sứ mệnh là nền tảng để hình thành mạng lưới logistics hiện đại, đồng bộ, giúp kết nối hàng hóa của Việt Nam từ sản xuất, tiêu thụ nội địa đến xuất nhập khẩu quốc tế, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm chi phí logistics, biến Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ thương mại toàn cầu. Công viên logistics Viettel được khai trương tại Lạng Sơn hôm nay mới chỉ là bước đi đầu tiên trong lộ trình thực hiện sứ mệnh ấy.
"Tiếp theo đây, Viettel Post có nhiệm vụ hoàn thiện mạng lưới các trung tâm logistics trên toàn quốc, phục vụ các khu vực kinh tế trọng điểm với 5 định hướng: cửa khẩu thông minh; trung tâm logistics nông sản; trung tâm logistics trong khu công nghiệp; hạ tầng chuỗi cung ứng; mạng lưới vận tải đa phương thức; tạo ra hệ sinh thái logistics thông minh, tự động hóa, kết nối đa phương thức, từ đường bộ, đường sắt, đường thủy đến hàng không, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trung tâm logistics quan trọng của khu vực, thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhấn mạnh về vai trò của hạ tầng logistics trong việc kết nối và nâng cao hiệu quả nền kinh tế", thiếu tướng Tào Đức Thắng nhấn mạnh.
Với tầm nhìn xây dựng một nền kinh tế số mạnh mẽ và bền vững, lãnh đạo Tập đoàn Viettel nhấn mạnh Viettel Post sẽ cần thực hiện thật tốt các nhiệm vụ như tăng cường tích hợp công nghệ và tự động hoá toàn diện, ứng dụng các côngy nghệ hiện đại nhất, giúp tối ưu hóa quy trình vận hành nhằm mục tiêu liên tục tối ưu về thời gian và chi phí.
Bên cạnh đó, Viettel Post cần cung cấp các giải pháp logistics phù hợp với chi phí cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường toàn cầu. Mục tiêu đến năm 2030, ViettelPost sẽ trở thành thương hiệu logistics hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra, Viettel Post cũng cần áp dụng các giải pháp logistics xanh, giảm thiểu tác động đến môi trường và góp phần vào các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
"Logistics không chỉ là vận tải hàng hóa mà là vận tải cơ hội và tương lai. Với tinh thần luôn sáng tạo công nghệ vì sự phát triển bền vững, Viettel sẽ tiếp tục phụng sự đất nước trong hành trình phát triển", Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nói.
Chia sẻ với VietnamFinance về dự án này, ông Hoàng Trung Thành, Tổng Giám đốc Viettel Post cho biết nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc có yêu cầu khắt khe, thời gian đi cùng lợi nhuận. Nếu vận chuyển trong thời tiết nắng nóng 35 - 40 độ C thì thời gian bảo quản giảm xuống, thông quan chậm sẽ giảm giá trị sản phẩm.
Qua thống kê, tổng thời gian chờ bến bãi rồi khai báo ở Việt Nam thường mất từ 2-3 ngày và sang Trung Quốc cũng 2-3 ngày, tổng cộng phải 4-5 ngày.
Bày tỏ rất đau xót khi khi nông sản Việt gánh quá nhiều chi phí, ông Thành dẫn ví dụ xe chở sầu riêng trồng từ Tây Nguyên hay Đồng bằng sông Cửu Long có giá trị 2-3 tỷ đồng/xe hàng phải chịu chi phí logistics 70 - 100 triệu đồng/xe. Tương tự, xe chở thanh long, dưa hấu khi mất giá chỉ khoảng 200 - 300 triệu đồng/xe cũng gánh chi phí logistics rất lớn.
"Chi phí logistics chúng ta đang bỏ ra rất lớn, do vậy Viettel rất muốn cùng các doanh nghiệp chung tay giải quyết vấn đề", ông Thành nói.
Cũng theo lãnh đạo Viettel, công viên logistics tại Lạng Sơn được ứng dụng các công nghệ tiên tiến, có khả năng phục vụ 2.800 xe/ngày, giúp giảm thời gian thông quan từ 3 ngày xuống chỉ còn 1 ngày, tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
"Đây là hạ tầng logistics quy mô lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam, có tác động mạnh mẽ đến cả ngành logistics trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu xuyên biên giới", phía Viettel nhấn mạnh.
(VNF) - Tập đoàn Phúc Sơn muốn tiếp tục triển khai dự án Nút giao thông Ngọc Hội và Đường vành đai 2 kết nối Nút giao thông Ngọc Hội đang xây dựng dang dở.