Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Giai đoạn 1, tuyến Tân Vạn – Nhơn Trạch (vành đai 3, TP. HCM) được xây dựng với quy mô đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80 km/giờ, rộng 20,5 - 26m, 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp. Kinh phí đầu tư hơn 6.900 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam.
Dự án thành phần 1A của dự án dài hơn 8,2km, kết nối từ tỉnh lộ 25B (Đồng Nai) đến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây (TP. Thủ Đức). Tuyến đường này có 6,3km đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai, còn lại gần 2km thuộc địa phận TP. HCM.
Riêng gói thầu xây cầu Nhơn Trạch (CW1) thuộc dự án thành phần 1A dài 2,6km đã được ký kết vào tháng 7/2022 giữa BQLDA Mỹ Thuận (đại diện Bộ GTVT) và Công ty Kumho Engineering & Construction Co., Ltd (Hàn Quốc).
Theo BQLDA Mỹ Thuận, đến nay, toàn dự án đã có mặt bằng hơn 2,8km (đạt 34,5%). Trong đó, phía TP. HCM đã bàn giao mặt bằng được hơn 1,7km và tỉnh Đồng Nai bàn giao hơn 1,1km.
Tháng 7/2022, tại hội nghị triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3, thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đề nghị “công tác giải phóng mặt bằng nên chia làm 3 giai đoạn, chỉ cần được 70% là khởi công, tập trung khởi công trước những đoạn dễ. Khi khởi công, dứt khoát phải giải phóng mặt bằng được 70%”.
Mặt bằng thi công là vấn đề mấu chốt để đảm bảo dự án đúng tiến độ. Đây là dự án lớn, thời gian thực hiện ngắn nên để đẩy nhanh tiến độ các địa phương cần triển khai song song công tác giải phóng mặt bằng, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh.
Thực hiện chỉ đạo, lãnh đạo các địa phương đã quyết tâm triển khai đồng bộ các giải pháp, sớm đưa vào khởi công dự án; hiện đã bàn giao mặt bằng cho nhà thầu được 1,8km phía TP. HCM, còn 800m thuộc địa phần Đồng Nai chưa bàn giao. Nhà thầu đang triển khai lập bãi công trường, huy động thiết bị, vật liệu.. bên phía TP. HCM để phát lệnh khởi công dự án cuối tháng 9 này.
Đồng Nai và TP. HCM là hai địa phương liền kề, nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Bộ và là vùng kinh tế trọng điểm phát triển năng động nhất cả nước. Có thể nói, nếu như TP. HCM được ví là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước thì Đồng Nai lâu nay vẫn được mệnh danh là “thủ phủ” cả về công nghiệp lẫn chăn nuôi. Nhu cầu kết nối về hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giữa hai địa phương, vì vậy là rất lớn.
Phối cảnh cầu Nhơn Trạch (TP. HCM - Đồng Nai), thuộc dự án vành đai 3 - TP. HCM
Sự liền kề giữa hai địa phương này vừa là đất liền vừa là sông ngòi. Con sông lớn và quan trọng bậc nhất cung cấp nguồn nước sản xuất, sinh hoạt, phát triển kinh tế cho cả hai địa phương là sông Đồng Nai – Sài Gòn. Tuy nhiên, trên thực tế, kết nối giữa TP. HCM và Đồng Nai chủ yếu là đường bộ. Các cầu đường bộ kết nối trực tiếp giữa hai địa phương hiện còn rất ít ỏi.
Ngoài cầu Đồng Nai kết nối gián tiếp giữa TP. HCM và Đồng Nai (có vị trí bờ tây là địa phận huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cũng là nơi giao nhau giữa TP. HCM và Bình Dương qua Dĩ An), bờ đông là địa phận thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) thì kể từ khi dự án cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2015, cầu đường bộ cao tốc Long Thành là cầu duy nhất kết nối trực tiếp TP. HCM với Đồng Nai.
Bởi vậy, việc đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 của dự án vành đại 3 sẽ rút ngắn hành trình từ huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đi Bình Dương và TP. HCM. Tuyến đường này còn kết nối TP. HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ; trong đó đặc biệt phân luồng từ xa, làm giảm ách tắc cho các tuyến đi vào nội đô, một đại diện của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết.
Theo kế hoạch, dự án đường vành đai 3 TP. HCM đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch phải hoàn thành cuối năm 2025 - là thời điểm dự án sân bay quốc tế Long Thành hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1 (dự kiến sân bay Long Thành sẽ đưa vào sử dụng giai đoạn 1 vào cuối quý III/2025). Hoàn thành dự án thành phần 1A, gồm cầu Nhơn Trạch sẽ có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội cho TP. HCM và tỉnh Đồng Nai.
Tuyến Tân Vạn – Nhơn Trạch là một thành phần của dự án vành đai 3, có chiều dài hơn 76km đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư với tổng vốn hơn 75.000 tỷ đồng; dự kiến khởi công giữa năm 2023 và cơ bản hoàn thành năm 2025, đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2026. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.