'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thứ bảy 15/2, anh Đinh Văn K. (ngụ quận Tân Bình, TPHCM) dùng tài khoản Vietcombank (VCB) của mình chuyển 100 triệu đồng cho một khách hàng. Thao tác được thực hiện trên điện thoại, chia làm 2 lần. Lần đầu chuyển 50 triệu đồng đến đúng địa chỉ ở Ngân hàng Á Châu (ACB). Nhưng do sơ suất, lần nhập sau anh K. chuyển nhầm 50 triệu đồng đến một tài khoản khác cũng thuộc ACB. Phát hiện nhầm lẫn, anh gọi điện đến Hội sở VCB thông báo và đề nghị hỗ trợ thu hồi tiền.
Chờ đến ngày làm việc sáng thứ hai, 17/2, anh K. lên VCB khai báo, điền thông tin vào mẫu Yêu cầu tra soát hủy lệnh chuyển tiền. Chạy qua chạy lại giữa 2 ngân hàng, anh K. được thông báo là ông N.H.T., chủ tài khoản mà anh chuyển nhầm tiền, đã chuyển số tiền đó sang một tài khoản khác ngay trong ngày 15/2. Phía ACB cho biết nhân viên ngân hàng đã gọi điện nhiều lần nhưng ông T. không nghe máy. Anh K. cũng tìm mọi cách liên lạc, nhưng ông T. không hồi đáp.
Cho tới nay, sau hơn nửa tháng chạy qua chạy lại giữa 2 ngân hàng mà không có kết quả, anh K. làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về việc bị chiếm hữu số tiền chuyển nhầm tài khoản. Anh K. cho rằng việc ông T. lập tức chuyển tiền sang một tài khoản khác là có dấu hiệu tẩu tán nhằm chiếm đoạt số tiền mà anh chuyển nhầm.
Thực tế, chuyển nhầm tài khoản ngân hàng không phải là chuyện quá hiếm gặp. Luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn Luật sư TP. HCM) cho biết đã từng hỗ trợ pháp lý cho một số trường hợp tương tự.
Theo ông, trong những trường hợp này, người chuyển nhầm cần thông báo ngay với ngân hàng. Sau khi liên hệ mà người nhận không chịu trả lại, cần làm đơn tố giác tội phạm gửi cơ quan công an và viện kiểm sát cấp quận huyện về hành vi chiếm giữ tài sản. Quá trình điều tra sẽ xác định tội danh cụ thể của người nhận tiền.
Kèm theo đơn tố giác, người tố giác cần cung cấp các chứng cứ về việc chuyển khoản có xác nhận của ngân hàng và chứng cứ về việc đã liên hệ nhưng người nhận không phản hồi, hoặc từ chối trả lại tiền. Trong trường hợp của anh K. nêu trên, cũng cần nộp thêm chứng cứ về việc người nhận đã rút hết tiền khỏi tài khoản.
Mới đây, Lê Trọng B., một thanh niên 22 tuổi ở Hải Phòng, vừa bị TAND thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) xét xử vì tội chiếm giữ trái phép tài sản. Một người phụ nữ lên mạng đặt mua chiếc ghế massage với giá 30 triệu đồng, rồi chuyển nhầm tiền vào tài khoản của B.
Nhận được tiền, biết có người chuyển nhầm, B. lập tức chuyển khoản cho chị gái 25 triệu đồng nhờ giữ hộ. Mấy tháng ròng gọi điện nhắn tin xin lại tiền mà B. không chịu trả, người phụ nữ trên trình báo cơ quan công an. Lúc này, B. mới tìm đến Công an thị xã Hoàng Mai xin đầu thú, giao nộp lại 30 triệu đồng.
Ra tòa, B. nói do mình kém hiểu biết pháp luật, đề nghị được chiếu cố giảm nhẹ hình phạt. Hội đồng xét xử nhận định B. biết số tiền 30 triệu đồng không phải là tài sản của mình, và biết mình có nghĩa vụ phải trả lại cho chủ sở hữu nhưng không thực hiện. Thái độ không giao nộp, không chịu trả lại tài sản mặc dù đã được yêu cầu nhiều lần là hành vi cố tình chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
“Hành vi phạm tội của bị cáo B. là liều lĩnh, coi thường pháp luật, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác đang được pháp luật hình sự bảo vệ. Do vậy cần phải xử lý nghiêm đối với bị cáo, để răn đe giáo dục người phạm tội nói riêng cũng như phòng ngừa tội phạm nói chung”, HĐXX nhận định.
Tòa xử phạt bị cáo B. 10 triệu đồng về tội chiếm giữ trái phép tài sản, với mục đích chủ yếu là nhắc nhở, giáo dục nhận thức pháp luật về hành vi này. Qua câu chuyện này, nhiều người cần rút ra bài học cho mình khi đứng trước những “mối lợi” lửng lơ trước mặt.
Dù hầu hết các vụ việc trong thực tiễn xét xử ở Việt Nam cho thấy, với tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 176 Bộ luật Hình sự, các bị cáo thường bị tuyên phạt tiền, cải tạo không giam giữ, hoặc được hưởng án treo; tuy nhiên, cũng cần lưu ý là những hình phạt này vẫn để lại án tích, sau khi chấp hành xong bản án phải một năm sau mới được xóa án tích.
Như vụ việc trên, B. có hoàn cảnh gia đình khó khăn. B. học xong rồi đi bộ đội, mới giải ngũ chưa xin được việc làm. Với lý lịch tư pháp còn nguyên án tích, có lẽ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của B. sau đó.
Hết sức cẩn trọng Đại diện một ngân hàng cho biết, với các giao dịch tại quầy, khi khách phát hiện nhầm lẫn, nhân viên có thể ngừng lệnh chuyển. Nhưng ngày nay các phương thức giao dịch chuyển tiền quá tiện lợi, người dùng thường thao tác trên máy tính, điện thoại và quá trình chuyển tiền rất nhanh, khi đó để lấy lại tiền sẽ phức tạp hơn. Trường hợp chuyển nhầm do lỗi của nhân viên ngân hàng thì ngân hàng sẽ có trách nhiệm liên hệ lấy lại tiền, hoặc ứng tiền trả cho khách hàng. Còn nếu lỗi chuyển nhầm là do khách hàng, thì ngân hàng chỉ hỗ trợ liên hệ chứ không thể tự ý trừ tiền trong tài khoản khi chưa được chủ tài khoản cho phép. Trường hợp không liên hệ được với chủ tài khoản nhận nhầm, khách hàng có thể làm đơn yêu cầu công an vào cuộc hoặc khởi kiện ra tòa. Do vậy, trước khi thực hiện thao tác chuyển tiền, khách hàng cần kiểm tra thật kỹ, tránh sai sót không đáng có. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.