Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
FE Credit - con gà đẻ trứng vàng của VPBank nhiều năm qua tiếp tục là chủ đề được nhắc tới nhiều tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2019 diễn ra chiều 26/4.
2018 được xem là một năm không dễ dàng với hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng cũng như FE Credit. Tăng trưởng tín dụng của FE Credit cả năm 2018 khoảng 18,9% so với hạn mức được cấp khoảng 20%. Lợi nhuận của FE Credit cũng không đạt như kỳ vọng.
Tuy nhiên, chia sẻ với cổ đông, ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc VPBank khẳng định FE Credit vẫn là "mô hình kinh doanh quan trọng và hiệu quả" của ngân hàng. Ông Vinh thông tin thêm, dù vấp phải nhiều khó khăn khi tăng trưởng tín dụng mảng này giảm tốc, FE Credit vẫn tăng được thị phần từ 53% lên 55% và đóng góp khoảng 44% vào lợi nhuận hợp nhất của toàn ngân hàng. Người đứng đầu ban điều hành VPBank vẫn cho rằng đây FE Credit là thế mạnh của ngân hàng cũng như so với thị trường.
Hơn một lần, lãnh đạo VPBank nhấn mạnh với cổ đông rằng, xu hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại Việt Nam "không hề chậm lại" như các chuyên gia nhận định, thậm chí, vẫn tiếp tục tăng. "Theo dõi thị trường 7-8 năm vừa qua thì chúng tôi thấy đặc điểm là tốc độ tăng sẽ nhanh vào giai đoạn đầu, đó là khi Việt Nam chưa có thị trường cho vay tài chính tiêu dùng. Sau khi bùng nổ thì có thể sẽ giảm tốc nhưng vẫn còn xu hướng tăng", ông Vinh nói.
Ngân hàng Nhà nước cũng đang lấy ý kiến siết cho vay tiền mặt trong hoạt động của công ty tài chính, điều này có thể ảnh hưởng tới doanh thu của FE Credit. Ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank cho rằng, nếu siết việc cho vay tiêu dùng sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành tín dụng tiêu dùng đang non trẻ cũng như kế hoạch chống tín dụng đen của Chính phủ.
"Theo chúng tôi được biết, dự thảo đó có thể được xem xét, nhiều khả năng việc siết cho vay tiền mặt sẽ không áp dụng", ông Dũng trấn an cổ đông.
Đồng tình với ông Dũng, một cổ đông khác cũng đứng lên cho rằng, việc "siết" tín dụng tiêu dùng lúc này là chưa phù hợp và cơ quan quản lý cũng không nên tính tới việc giao chỉ tiêu tín dụng cho cả hoạt động của các công ty tài chính.
Bên cạnh FE Credit, VPBank khẳng định có nhiều lợi thế từ hoạt động của ngân hàng mẹ. Năm 2019, VPBank đặt mục tiêu tăng 3% lợi nhuận trước thuế lên 9.500 tỷ đồng. Lý giải về kế hoạch lợi nhuận có phần "khiêm tốn" này, ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch VPBank cho biết, đây là kịch bản được xây dựng trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước muốn giảm tăng trưởng tín dụng trung bình ngành về 12-15% và "quota" được giao cho VPBank là 12%. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cho rằng 2019 sẽ là năm tập trung phát triển về chất lượng thay vì quy mô và dành một phần lợi nhuận để mua lại nợ xấu đã bán tại VAMC.
Bên cạnh đó, nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường từ phí bảo hiểm năm 2018, ông Dũng cho rằng, lợi nhuận dự kiến của ngân hàng mẹ năm 2019 thực tế tăng 14%.
"Tuy nhiên, với việc VPBank đã được áp dụng Basel II sớm hơn kế hoạch, VPBank có thể sẽ được Ngân hàng Nhà nước cấp một hạn mức tăng trưởng tín dụng lớn hơn. Nhờ đó, lợi nhuận của ngân hàng thực tế có thể cao hơn mức này", ông Ngô Chí Dũng nói.
Theo lãnh đạo VPBank, năm 2019 sẽ không tăng thêm nhân sự, thậm chí ở một số bộ phận sẽ phải tinh giảm mạnh mẽ. Do đó, chi phí hoạt động của ngân hàng cũng được kiểm soát trong khi lợi nhuận vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng.
Năm 2019, VPBank đặt mục tiêu tăng 16% tổng tài sản lên 373.649 tỷ đồng, tăng 15% huy động và phát hành giấy tờ có giá, tăng 15% dư nợ cấp tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu không quá 3%.
Tại ĐHCĐ, VPBank đề xuất giữ lại lợi nhuận và không chia cổ tức trong năm nay. Tuy nhiên, ngân hàng lại lên kế hoạch phát hành cổ phiếu ưu đãi (ESOP) cho cán bộ nhân viên vào quý II/2019. Tổng lượng cổ phiếu phát hành dự kiến là 31 triệu cổ phần và hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm, giải toả dần theo từng năm với tỷ lệ 30% sau năm đầu; 35% sau năm thứ hai và 35% sau năm thứ ba.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.