'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hầu hết các chính phủ trên thế giới đã ưu tiên sức khỏe cộng đồng hơn sức khỏe nền kinh tế kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Tuy nhiên tuần trước, một số quốc gia ở châu Âu đã bắt mở cửa lại nền kinh tế. Và ở bên kia đại dương, Tổng thống Donald Trump cũng đã đề xuất các hướng dẫn để tái khởi động kinh tế Mỹ.
Dù hiểu rằng việc mở lại nền kinh tế có thể làm tăng số ca nhiễm Covid-19, nhưng mặt khác các chính phủ cũng e ngại rằng phong tỏa kéo dài thậm chí còn khiến cho công dân của họ lao đao hơn cả việc đương đầu với Covid-19.
Theo VinaCapital, chi phí xã hội khi đóng cửa một phần nền kinh tế ở Việt Nam cao hơn chi phí ở các nước giàu và phát triển. Và có ba rủi ro (theo thứ tự mức độ nghiêm trọng) của việc không nhanh chóng mở cửa lại nền kinh tế Việt Nam: một là cách ly xã hội gây ảnh hưởng nặng nề nhất tới người thu nhập thấp, hai là hời gian cách ly xã hội càng kéo dài, càng khó khăn cho nhiều doanh nghiệp phục hồi, ba là việc đóng cửa một phần kinh tế đã bắt đầu tạo ra bất ổn xã hội ở một số quốc gia, bao gồm ở Ấn Độ, Ý và ở một số vùng của Mỹ.
VinaCapital cho rằng các biện pháp cách ly xã hội và hạn chế di chuyển nhằm chống lại Covid-19 có khả năng tác động lớn nhất tới người thu nhập thấp. Những lao động này thường không thể làm việc tại nhà và chính phủ khó có thể đủ nguồn lực để hỗ trợ trực tiếp một số lượng lớn lao động thất nghiệp.
Theo Standard Chartered, Việt Nam còn nguồn lực tài chính để hỗ trợ nền kinh tế - không giống như nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, nguồn lực này của Việt Nam cũng hạn chế và cần phải cân nhắc lựa chọn cách triển khai hiệu quả nhất.
Các quan chức y tế ở hầu hết các quốc gia chủ yếu tập trung vào hình dạng đường cong của biểu đồ dịch Covid-19 (bao gồm số ca nhiễm Covid-19 còn lại, số ca nhiễm mới và/hoặc số ca tử vong do Covid-19 hàng ngày) để đưa ra các quyết định liên quan như: có nên nới lỏng các biện pháp kiểm soát Covid-19 hay mất bao lâu để quốc gia có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Chính quyền ở mỗi quốc gia thường muốn thấy số ca tử vong do Covid-19 hàng ngày đã đạt đỉnh và đang giảm dần, trước khi cho phép các hoạt động kinh tế bắt đầu trở lại bình thường.
VinaCapital đánh giá Chính phủ Việt Nam đã và đang làm rất tốt trong việc “làm phẳng đường cong” biểu đồ dịch Covid-19 nhờ các biện pháp y tế cộng đồng nhanh chóng và quyết liệt, và hiện Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào. Do đó, Việt Nam sẽ cần cân nhắc các yếu tố khác bên cạnh hình dạng đường cong của biểu đồ dịch Covid-19 để xem xét lộ trình mở cửa lại nền kinh tế.
Một yếu tố mà Việt Nam có thể tập trung vào là sự ổn định liên tục của đường cong biểu đồ số ca nhiễm còn lại, với quy ước rằng số lượng các ca nhiễm mới không vượt quá nhiều so với số ca hồi phục hàng ngày.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể xem xét 2 yếu tố khác – vốn được các quốc gia trên thế giới sử dụng để quyết định lộ trình mở cửa lại nền kinh tế là: khả năng theo dõi và kiểm soát Covid-19; năng lực của hệ thống y tế cả nước để xét nghiệm và điều trị các ca nhiễm Covid-19.
Với tiêu chí đầu tiên, Việt Nam đã cho thấy khả năng rất tốt của chính quyền trong việc theo dõi và kiểm soát Covid-19.
Về tiêu chí thứ hai, hầu hết các quốc gia trên thế giới dường như không có đủ năng lực xét nghiệm COVID cho đến cuối năm 2020, ngoại trừ Hàn Quốc - nơi đã tăng đáng kể chi tiêu cho y tế cộng đồng kể từ sau khi dịch MERS bùng phát năm 2015. Ngoài ra, hệ thống chăm sóc sức khỏe ở hầu hết các nền kinh tế mới nổi tương đối yếu (dù hệ thống y tế Việt Nam mạnh hơn nhiều khu vực - đặc biệt là so với khu vực Mỹ Latinh).
Tuy nhiên, VinaCapital đánh giá Việt Nam có những lợi thế đặc trưng riêng như: dân số Việt Nam trẻ hơn nhiều so với hầu hết các quốc gia mới nổi khác; điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng và thời tiết của Việt Nam cũng đang góp phần gia tăng tỷ lệ hồi phục do Covid-19 cao hơn so với nhiều quốc gia…
Một số quốc gia đã tuyên bố ý định tái khởi động nền kinh tế đã ít nhiều tuân theo lộ trình khá giống nhau. Các quốc gia này xác định các bước nới lỏng được thực hiện ngay lập tức, tiếp đến là các bước nới lỏng bổ sung sẽ được thực hiện trong khoảng ba tuần tiếp theo (với giả định dịch không bùng phát trở lại), và sau đó là các bước nới lỏng bổ sung trong vòng 1 tháng rưỡi tính từ bước nới lỏng ban đầu.
Cụ thể, giai đoạn 1 (2 tuần đầu), các dịch vụ được mở cửa trở lại gồm: trường học, các cửa hàng quy mô nhỏ (diện tích từ dưới 200-800 m2); hầu hết các công ty được mở cửa, tuy nhiên khuyến khích làm việc tại nhà và yêu cầu vẫn đóng các khu vực chung như căng tin; người dân được phép ra đường – nếu đeo khẩu trang; hầu hết các cửa hàng ngoài trời (ví dụ như cửa hàng bán dụng cụ làm vườn, đại lý xe hơi); công viên/vườn thú/bãi biển ngoài trời.
Giai đoạn 2 (trong 3 – 6 tuần), các dịch vụ được mở cửa trở lại gồm: hầu hết các cửa hàng (quy mô lớn & nhỏ), trung tâm thương mại, khu vực ngoài trời của các hàng; khu vực trong nhà của nhà hàng & nhà thờ (với các quy định nghiêm ngặt về giữ khoảng cách); phòng tập gym (với các quy định nghiêm ngặt về giữ khoảng cách và vẫn đóng khu vực thay đồ hay khu vực tắm); dịch vụ cắt tóc (với các ràng buộc về số lượng khách hàng trên một đơn vị diện tích phục vụ); cho phép tụ tập tối đa 10 người; các cơ sở trung tâm dạy lái xe.
Giai đoạn 3 (sau 6 tuần), các dịch vụ được mở cửa trở lại gồm: nhà hàng, quán cà phê, quán rượu, nhà hát, rạp chiếu phim mở cửa trở lại; mở cửa lại hoàn toàn nơi làm việc, bao gồm việc mở lại các khu vực chung nơi nhân viên được phép tụ tập và giao lưu; cho phép di chuyển/du lịch không thiết yếu; cho phép tụ tập tối đa 50 người.
Tất nhiên, VinaCapital cũng để ngỏ rằng tất cả các quốc gia đều cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 lần hai sau khi bắt đầu nới lỏng các biện pháp y tế cộng đồng hiện tại.
Vì lý do đó, tất cả các quốc gia đều đặt ra những tiêu chí cụ thể theo đó có thể tái phong tỏa và áp dụng lại các biện pháp y tế cộng đồng chặt chẽ hơn.
Với Việt Nam, VinaCapital cho rằng nếu số ca nhiễm vượt trên 500 thì Chính phủ có thể cân nhắc tái áp dụng các biện pháp y tế cộng đồng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.