Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
- Tài sản công của nước ta hiện tại trị giá bao nhiêu, thưa ông?
Ông Trần Đức Thắng: Khó có thể định lượng được trị giá tài sản công của nước ta hiện nay. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thì ở các nước trên thế giới, tài sản công mặc dù ít hơn tài sản tư rất nhiều, đặc biệt ở những nền kinh tế phát triển, nhưng thường gấp 4 lần GDP.
Còn đối với Việt Nam, tài sản công lớn gấp nhiều lần GDP, vì tài sản công không chỉ là đất đai, trụ sở làm việc, máy móc, thiết bị được đầu tư bằng ngân sách nhà nước hiện đang giao cho cơ quan hành chính, đơn vị sử nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp... quản lý, sử dụng, mà còn rất nhiều tài sản khác.
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, tức là những loại tài sản này là tài sản công.
Ngoài tài sản công đã được hiến định, còn rất nhiều loại tài sản khác như tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, kết cấu hạ tầng, dự trữ quốc gia... cũng là tài sản công. Nếu cộng tất cả các loại tài sản này thì trị giá tài sản công gấp ít nhất 5 - 6 lần GDP, với GDP năm nay ước tính trên 200 tỷ USD, tính ra trị giá tài sản công của nước ta trị giá trên 1.000 tỷ USD và càng ngày càng tăng.
- Một khối lượng tài sản khổng lồ như vậy hiện được quản lý ra sao?
Hiện có rất nhiều luật quy định về quản lý, sử dụng tài sản công như Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp...
Tuy nhiên, do chưa có luật chung để quy định những nguyên tắc thống nhất trong quản lý, sử dụng, khai thác, nên tài sản công được quản lý phân tán, lỏng lẻo, gây thất thoát, lãng phí, tham nhũng.
Cũng do chưa có luật, nên khả năng thu hút các nguồn lực của xã hội cùng Nhà nước đầu tư, phát triển, khai thác tài sản công còn hạn chế, đặc biệt là tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản là kết cấu hạ tầng.
- Nhưng Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đã có hiệu lực từ năm 2009, thưa ông?
Nhờ có luật này mà chúng ta biết một cách tương đối chính xác tài sản là nhà (trụ sở làm việc), đất, ô tô và các loại tài sản khác trị giá từ 500 đồng trở lên hiện đang được giao cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp hiện nay lên tới 1.040.452 tỷ đồng.
Từ ngày 1/1/2009 đến đầu tháng 8/2016, Nhà nước đã đầu tư thêm 94.285 tài sản nhà nước để giao cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức kể trên với tổng trị giá gần 220.775 tỷ đồng. Hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đã được nâng lên và dần trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Có thể thấy, chỉ cần tăng hiệu quả sử dụng khối tài sản này 1 - 2% thì ngân sách nhà nước sẽ tiết kiệm 10.000 - 20.000 tỷ đồng/năm.
- Khối tài sản kể trên mà chỉ được định giá 1.040.452 tỷ đồng là quá ít so với thực tế, vì trụ sở của các bộ, ngành, chính quyền địa phương đều nằm ở khu đất vàng?
Giá trị sử dụng đất của các trụ sở làm việc không căn cứ vào giá thị trường, mà căn cứ vào bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.
Trụ sở làm việc không chuyển nhượng, mua bán, trao đổi, nên không tính theo giá thị trường, mà chỉ là sự ghi nhận của Nhà nước về giá trị tài sản giao cho các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng. Nhưng nếu đơn vị sự nghiệp nào sử dụng tài sản được Nhà nước giao chưa sử dụng đến hoặc sử dụng không hết công suất để liên doanh, liên kết, cho thuê, góp vốn thì giá đất sẽ được tính theo giá thị trường.
- Ông có nghĩ rằng, do giá trị đất đai quá cao so với giá Nhà nước giao, nên nhiều bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp mặc dù đã được Nhà nước đầu tư trụ sở mới, nhưng vẫn không chịu "nhả" trụ sở cũ?
Đúng là còn không ít cơ quan, đơn vị, tổ chức sau khi được đầu tư xây dựng trụ sở mới, nhưng vẫn tìm mọi cách để giữ lại trụ sở cũ. Tuy nhiên, việc này sẽ chấm dứt sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực.
Đối với trụ sở làm việc, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào không đủ tiêu chuẩn, định mức hoặc nơi làm việc không phù hợp cho việc phục vụ người dân, doanh nghiệp, thì Nhà nước sẽ xây dựng trụ sở mới tại vị trí thích hợp, đủ tiêu chuẩn, định mức không chỉ ở thời điểm hiện tại, mà còn phải dự tính cho 10 - 20 năm nữa và sau khi nhận bàn giao trụ sở mới bắt buộc phải trả lại trụ sở cũ.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.