'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tuần trước, sàn giao dịch FTX bắt đầu chặn giao dịch rút tiền của người dùng bởi làn sóng tháo chạy, lo ngại thiếu thanh khoản. Hai ngày sau, đế chế từng được định giá khoảng 40 tỷ USD của Sam Bankman-Fried chính thức sụp đổ. FTX đại diện loạt công ty liên quan nộp đơn phá sản lên tòa án Mỹ.
Điều này đồng nghĩa với việc tài sản của người dùng trên sàn bị mắc kẹt, không thể giao dịch. Trong số các khách hàng của FTX có không ít người dùng Việt Nam. Họ trở thành chủ nợ bất đắc dĩ của sàn giao dịch và có nguy cơ mất trắng số tiền lớn.
Tuy không phổ biến ở Việt Nam như Binance, lượng người dùng thường xuyên ở sàn FTX vẫn khá lớn. Nhóm hỗ trợ của FTX, dành riêng cho người dùng Việt có gần 10.000 thành viên. Trao đổi với phóng viên, đa số nhà đầu tư sử dụng sàn giao dịch nói trên cho biết họ đều bị mắc kẹt tài sản ở nền tảng, không kịp rút về ví tiền số.
“Website và ứng dụng không thể đăng nhập từ ngày 9/11. Tôi còn vài nghìn USD trên sàn hiện không thể rút về được”, ông Tuấn Anh, ngụ tại TP. HCM nói.
Cùng cảnh ngộ, ông Đức Phương, hiện là du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc cũng xem như mất trắng hàng trăm triệu đồng trên sàn FTX. “Khi sàn đóng chức năng rút tiền, tôi còn khoảng 16.000 USD (gần 400 triệu đồng) trong tài khoản”, ông Phương cho biết.
Theo người dùng này, khi có tin xấu, việc rút tiền trên FTX bắt đầu đình trệ. Các lệnh giao dịch ở trạng thái chờ và chỉ một phần nhỏ được thực hiện. Sang đến hôm 8/11, gần như không ai có thể rút tiền từ nền tảng. Đây cũng là thời điểm FTX dần cạn kiệt thanh khoản.
“Từ đầu năm thị trường biến động mạnh, tôi thoát hết những đồng tiền số có nguy cơ, chuyển sang dự trữ USDT cho an toàn. Tôi chọn để tiền trên FTX để nhận mức lãi linh hoạt 5-8%/năm, khá ổn. Không ngờ đế chế lớn lại có thể sụp đổ như vậy”, ông Phương kể lại.
Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều người Việt chọn lưu trữ tài sản trên sàn FTX vì đây là nền tảng lớn. Đồng thời, công ty trả lãi cao cho người dùng đặt stablecoin. Do vậy, khi sàn sụp đổ, nhiều người bị mất một lượng lớn tài sản số.
“Tôi để khoảng 7.500 USD trên FTX để lấy lãi. Số tiền này chiếm tỷ lệ lớn trong danh mục đầu tư. Giờ xem như mất trắng, chẳng có cơ hội nào lấy lại”, nhà đầu tư Đức Minh, ngụ tại Hà Nội cho biết.
Trong tài liệu xin phá sản gửi lên tòa án, FTX cho biết công ty hiện có hơn 100.000 chủ nợ hợp pháp. Ngoài ra, danh sách mắc nợ có thể mở rộng hơn 1 triệu người. Theo đó, những khách hàng có tài sản bị mắc kẹt trên FTX được xem là một chủ nợ của công ty.
Số nợ chính xác và lượng tài sản công ty này đang nắm giữ hiện vẫn chưa được công bố. Theo một số tài liệu rò rỉ, được chia sẻ bởi The Block, FTX và Alameda Research đang thâm hụt khoảng 9 tỷ USD.
Trong khi đó, lượng tiền mặt, tài sản thanh khoản tổ chức nắm giữ hiện rất ít. Báo cáo từ Bitcoin.com cho thấy FTX đã rao báo căn penthouse tại Bahamas mà họ đặt trụ sở với giá 39 triệu USD. Ngoài ra, công ty này nắm giữ nhiều bất động sản khác ở Bahamas, Mỹ, Nhật Bản.
Phần lớn tài sản FTX nắm giữ ở dạng các token kém thanh khoản. Phần lớn là FTT (token quản trị của FTX) và tiền số hệ SOL (Solana). Từ khi thảm họa bắt đầu, giá các token này liên tục giảm.
Bên cạnh người dùng cá nhân, một vài tổ chức lớn đã lên tiếng về việc mất tiền. Amber Group cho biết họ giữ khoảng 10% tổng số vốn giao dịch trên FTX. Số tiền này hiện không thể rút về. Quỹ Sequoia góp vào sàn giao dịch này 213 triệu USD năm 2021. Khi FTX phá sản, họ nhanh chóng tuyên bố không liên quan và chấp nhận mất trắng số tiền.
Galaxy Digital, Multicoin Capital, Galois, Paradigm, Genesis Trading, Holdnaut… là những công ty khác bị đóng băng tài sản ký quỹ ở FTX. Tổng số tiền trị thiệt hại từ nhà đầu tư tổ chức trị giá hàng tỷ USD. Trong khi đó, có nhiều doanh nghiệp khác vẫn chưa lên tiếng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.