'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam tới nay, Quốc hội, Chính phủ đã có hàng loạt động thái hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2020, Quốc hội và Chính phủ đã gia hạn, miễn, giảm khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí. Trong đó, gia hạn nộp 87,2 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm khoảng 36,4 nghìn tỷ đồng (theo báo cáo chống lãng phí, tiết kiệm năm 2020).
Năm 2021, trước tình hình dịch bệnh bùng phát khốc liệt hơn, đầu tháng 7, Chính phủ đã có Nghị quyết 68 và Thủ tướng có Quyết định 23 hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động các khoản như: miễn, giảm, hoãn đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí, tử tuất, cho vay trả lương, hỗ trợ tiền ăn… với giá trị 26.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Chính phủ (trực tiếp là Bộ Tài chính) đang soạn thảo một gói hỗ trợ mới về thuế, phí với quy mô khoảng 24.000 tỷ đồng với 4 nội dung sơ bộ. Một là giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức như đã áp dụng cho năm 2020. Hai là giảm 50% số thuế phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành, nghề, địa bàn, hình thức khai thuế, nộp thuế.
Ba là giảm 30% mức thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong một số nhóm lĩnh vực dịch vụ. Bốn là miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 (2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19) đối với doanh nghiệp tổ chức phát sinh lỗ liên tục trong các năm 2018, năm 2019, năm 2020.
Gói hỗ trợ này được kỳ vọng sẽ tiếp thêm sinh lực cho cộng đồng doanh nghiệp, giúp khắc phục một số khó khăn trước mắt, cố gắng duy trì sản xuất.
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh và nền kinh tế có nhiều vấn đề phải giải quyết, các gói hỗ trợ đã cho thấy nỗ lực lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, ông Bảo nhấn mạnh thời gian là yếu tố rất quan trọng.
“Chúng ta đều biết quy trình pháp lý, thủ tục hành chính luôn rất mất thời gian. Vì vậy mà chủ trương, chính sách, truyền dẫn qua hệ thống công quyền, xuống được tới người thụ hưởng luôn có một độ trễ lớn. Nhưng trong những hoàn cảnh bất thường cần có những giải pháp bất thường, vậy nên cần rút ngắn quy trình thực hiện một cách tối đa. Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng, chính quyền phải có cách làm khác, nhanh chóng hơn, còn cứ theo trình tự trước đây thì lợi bất cập hại”, ông Bảo nói.
Diễn giải cụ thể hơn về nguy cơ lợi bất cập hại này, ông Bảo cho rằng, lâu nay, người dân thấy Chính phủ cứ bàn luận, ban hành các chủ trương, giải pháp hỗ trợ, nhưng chờ mãi không thấy giải pháp đó đến với mình thì tất yếu sẽ có cảm giác Chính phủ chỉ “nói cho có”, gói hỗ trợ chỉ mang tính chất trấn an chứ không thực sự đến đâu.
Một dẫn chứng tiêu biểu cho điều này là các gói hỗ trợ ban hành đầu năm 2020 nhưng sau đó triển khai rất chậm chạp, gây phản ứng không tốt từ người dân.
“Mất tới 1 năm để triển khai một chính sách được cho là gấp rút là thực sự không ổn. Người ta bảo một miếng khi đói bằng một gói khi no, lúc này một sự trợ cấp thiết thực, đến ngay với người dân, doanh nghiệp lúc họ cần nhất thì rất quý giá”, ông Bảo nói.
Theo ông Bảo, hơn một năm qua, sức khỏe của doanh nghiệp bị bào mòn rất nhiều. Nhiều doanh nghiệp đã phải “đổ thóc giống ra ăn” suốt thời gian qua để cầm cự, duy trì sản xuất, giữ chân người lao động. Nhưng tình hình lần này quá khốc liệt, “thóc giống” đã gần cạn, người lao động thì ồ ạt rời bỏ TP. HCM và các tỉnh phía Nam khiến các doanh nghiệp rơi vào tình huống cực kỳ nguy hiểm.
“Việc người lao động rời bỏ TP. HCM và các tỉnh phía Nam diễn ra thành làn sóng sẽ đưa đến viễn cảnh hàng loạt doanh nghiệp dừng hoạt động. Quan sát của chúng tôi cho thấy tính hình khó khăn đến độ nhiều chủ doanh nghiệp hiện đã có ý định từ bỏ kinh doanh. Họ xác định kiểu thôi thì nghỉ luôn, coi như về hưu sớm, vì nghĩ tới cảnh phải làm lại từ đầu thì rất ngán ngẩm.
“Có chủ doanh nghiệp chia sẻ với tôi, doanh nghiệp của ông ấy có 200 lao động, đã cho nghỉ hơn một nửa, chỉ cố gắng duy trì 30 – 40% công suất. Nhưng do chi phí thực hiện ‘3 tại chỗ’, xét nghiệm vài lần/tuần quá lớn, khả năng chỉ trụ hơn 1 tháng là… buông.
“Hiện tượng này không phải là hiếm, rất dễ tạo thành làn sóng. Khi đó, mô hình kinh tế Việt Nam sẽ đi theo hình chữ U - kinh tế lao dốc xuống đáy rồi đi ngang trước khi khôi phục lại. Vùng đi ngang đó sẽ kéo dài, bởi nền kinh tế cần phải đợi các doanh nghiệp phục hồi trở lại hoặc các start-up lớn lên. Như vậy, kinh tế đất nước sẽ nằm rất lâu ở vùng suy thoái.
“Cho nên vấn đề trợ giúp của Chính phủ là rất quan trọng. Tôi chưa nói đến ít hay nhiều, nhưng nhấn mạnh là cần phải nhanh, kịp thời để các doanh nghiệp tiếp tục bám trụ được”, ông Bảo phân tích.
Bàn luận về vấn đề người lao động rời bỏ TP. HCM và các tỉnh phía Nam trở về quê, ông Bảo chỉ ra 2 hệ lụy nghiêm trọng. Một là dòng người này sẽ gây bất ổn cho địa phương tiếp nhận. Hai là khi dịch bệnh được khống chế thành công, doanh nghiệp phía Nam rất khó khôi phục sản xuất do thiếu hụt lao động.
“Chúng ta thấy đa phần những người lao động này không có trình độ chuyên môn cao, lao động thủ công không được đào tạo bài bản, nên cũng chính vì vậy mà họ dễ dàng chuyển đổi sang một công việc khác khi trở về quê. Vì thế, nhiều khả năng họ sẽ không trở lại TP. HCM sau dịch nữa”, ông Bảo nói.
Nói thêm về chương trình hỗ trợ của Chính phủ, ông Bảo cho rằng về phương pháp, chính quyền cần sàng lọc doanh nghiệp, xem ai cần hỗ trợ mức nào.
“Đây không phải là chuyện của chính quyền trung ương mà là của các địa phương. Chúng ta thấy từng vùng đều có cơ quan quản lý kinh tế, như phòng thuế, phòng kinh tế. Một xu thuế cũng thu được thì không thể nói họ không nắm được tình hình doanh nghiệp. Do đó, các cơ quan cấp cơ sở này phải thực hiện báo cáo đầy đủ, kịp thời và trung thực về tình hình “sức khỏe” của các doanh nghiệp trên địa bàn mà mình quản lý để chính quyền các cấp triển khai chương trình hỗ trợ.
Không thể đổ hết trách nhiệm hay chờ vào Trung ương, làm gì có Chính phủ nào đủ nguồn lực để xử lý từng trường hợp cụ thể được…”, ông Bảo nhận xét.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.