Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hôm nay (5/5), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ công bố báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI – 2019). Đây là hoạt động thường niên được VCCI thực hiện trong vòng 15 năm qua.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, PCI-2019 có điểm trung vị cao nhất từ trước tới nay. Xu hướng hội tụ, thu hẹp sự cách biệt trong chất lượng điều hành giữa các tỉnh, thành phố cho thấy dàn nhạc cải cách đã đồng điệu hơn ở các địa phương.
Các điểm sáng của báo cáo là sự năng động, sáng tạo của chính quyền cấp tỉnh gia tăng; công tác giải quyết khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp có nhiều tiến bộ; môi trường kinh doanh bình đẳng hơn; tính minh bạch được cải thiện; cơ chế pháp lý và an ninh trật tự được củng cố; chi phí không chính thức tiếp tục giảm; cải cách hành chính được đẩy mạnh...
Bức tranh toàn cảnh của môi trường kinh doanh trở nên tươi sáng hơn. Ở một số chỉ số thành phần của PCI, có tới 70-80 % doanh nghiệp bày tỏ sự hài lòng với cách ứng xử của cơ quan công quyền. Niềm tin của doanh nghiệp được tiếp tục khơi dậy.
Tuy nhiên, điều còn chưa được như kỳ vọng là ở một số lĩnh vực cải cách triển khai còn chậm, thủ tục còn phiền hà. 59% doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn trong thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng, 53% doanh nghiệp gặp khó khăn vướng mắc trong thủ tục liên quan tới lĩnh vực xây dựng và quy hoạch; 43% doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin quyết định chủ trương đầu tư...
Chi phí không chính thức, dù đã giảm liên tục trong mấy năm gần đây nhưng vẫn còn cao, vẫn có tới trên 50% số doanh nghiệp phản ánh họ phải trả các chi phí không chính thức.
Một điều nữa cũng được cộng đồng doanh nghiệp quan ngại là trong khi các tỉnh thành phố đứng ở cuối bảng xếp hạng đã có nhiều nỗ lực để vượt lên thì những địa phương ở top dẫn đầu - những ngôi sao cải cách - đã chưa có được những cải cách bứt phá nào đáng kể trong mấy năm qua. Hành trình cải cách của các tỉnh này mới chỉ dừng lại ở những việc làm còn tương đối dễ dàng. Điều này cho thấy, một mặt, rất cần có thêm những động lực mới cho cải cách từ cơ sở. Mặt khác, cần nâng trần thể chế ở cấp trung ương.
Báo cáo PCI năm nay đã lựa chọn chủ đề: tự động hoá và chuyển đối số trong doanh nghiệp – cơ hội và thách thức đối với vấn đề lao động và việc làm ở nước ta.
Ông Lộc đánh giá chủ đề tự động hoá và số hoá khá thú vị và bất ngờ. Mức độ tự động hoá hiện tại và dự kiến tại Việt Nam cao hơn dự đoán của chính nhóm tác giả. 67% doanh nghiệp cho biết họ đã tự động hoá một phần công việc trong 3 năm qua, và có tới 75% doanh nghiệp dự định sẽ tự động hoá các công việc mới trong 3 năm tới. Cả các doanh nghiệp tự nhân trong nước và các doanh nghiệp FDI dự kiến sẽ tự động hoá từ 1/4 đến 1/3 số công việc do con người đang đảm nhiệm hiện nay.
Đó là niềm vui nhưng cũng lại là nỗi lo cho bài toán việc làm, khi phần lớn người lao động ở nước ta kỹ năng còn thấp.
Sự mong manh của các chuỗi cung ứng trước các cuộc chiến tranh thương mại, trước những chuyển động địa chính trị, địa kinh tế trên thế giới, trước dịch bệnh như Covid hay những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu… đang thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng tự động hoá và số hoá này. Nếu tiếp tục hỏi doanh nghiệp trong cuộc khảo sát năm nay thì chắc chắn tỷ lệ hướng tới tự động hoá và số hoá còn cao hơn nữa. Đây sẽ là vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động, của các chính trị gia và giới doanh nhân ở nước ta.
Giải pháp cấp bách, theo ông Lộc, là phải UPSKILL – nâng cao kỹ năng của người lao động và thực sự coi giáo dục quốc gia là quốc sách hàng đầu. Nhiệm vụ thực hiện 3 đột phá: cải cách thể chế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển cơ sở hạ tầng đã được khẳng định trong đường lối của Đảng chưa bao giờ trở nên thôi thúc như hiện nay.
Báo cáo PCI ghi nhận: các chủ trương chính sách của chúng ta đang đi đúng hướng, nhưng cải cách giáo dục phải được gia tốc mạnh mẽ hơn, cần tăng cường tiếng nói và sự chung tay của giới doanh nghiệp trong việc đầu tư và định hướng các chương trình đào tạo.
Và cùng với việc nâng cao kỹ năng của người lao động thì một chương trình quốc gia về đào tạo doanh nhân để nâng cấp, chuẩn hoá và quốc tế hoá doanh nghiệp đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo định hướng phát triển có trách nhiệm và bền vững phải là một yếu tố cấu thành quan trọng bậc nhất của chương trình quốc gia tái khởi động và phục hồi nền kinh tế.
Theo ông Lộc, PCI 2019 phản ánh cục diện cải cách và môi trường kinh doanh ở cấp địa phương ở Việt Nam trước đại dịch Covid. Bây giờ thì tình hình đã khác, nỗi lo suy thoái đang là xu hướng chủ đạo.
“Nhưng chúng ta tin rằng chỉ số niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp vào sự điều hành của các cấp chính quyền năm 2020 chắc chắn sẽ vẫn khả quan”, ông nói.
Ông Lộc cho rằng cuộc chiến chống Covid-19 đã củng cố trong mỗi chúng ta niềm tin: khi chúng ta khơi dậy được tinh thần yêu nước và sự đồng lòng để toàn dân ra trận, cả hệ thống chính trị vào cuộc thì chúng ta luôn có thể làm được những điều tưởng như không thể. Việt Nam trở thành một trong số các quốc gia hiếm hoi đã sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh để có thể tiên phong mở cửa thị trường, tái khởi động, phục hồi nền kinh tế... Đó là cơ hội vàng của người đi trước.
“Nhưng chúng ta cũng hiểu rất rõ rằng: phục hồi không phải trở lại ngày hôm qua và tái khởi động không phải là vẫn làm theo cách cũ. Thế giới sau đại dịch sẽ khác với thế giới của ngày hôm nay. Các dòng chảy thương mại và đầu tư quốc tế đang đảo chiều, các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được định hình lại một cách tin cậy hơn và bền vững hơn. Các doanh nghiệp sẽ phải kinh doanh sáng tạo và phải có trách nhiệm hơn. Chính quyền kiến tạo song hành với doanh nghiệp sang tạo và có trách nhiệm sẽ là những mái chèo đưa con thuyền kinh tế Việt Nam vươn ra biển lớn”, ông nhấn mạnh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.