Rút bảo hiểm xã hội 1 lần: Ai được rút và tối đa bao nhiêu tiền?
(VNF) - Hôm nay, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Nội dung được quan tâm là phương án rút BHXH một lần hợp lý nhất và rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu
Cụ thể, ngày 27/5, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục trình hai phương án.
Một trong những vấn đề được đông đảo người dân quan tâm vẫn là phương án rút BHXH 1 lần được thiết kế như thế nào là hợp lý nhất. Kể từ thời điểm dự thảo Luật BHXH sửa đổi được đưa ra lấy ý kiến đến nay, đây cũng là vấn đề nhận được nhiều ý kiến đóng góp cả từ phía các chuyên gia lẫn người lao động.
Theo đó, phương án 1, người lao động sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu được rút BHXH một lần. Người bắt đầu đi làm và tham gia hệ thống từ sau 1/7/2025 không được rút BHXH một lần, trừ trường hợp theo quy định.
Phương án 2, người lao động chỉ được rút BHXH không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất. Chính sách áp dụng với lao động đóng bảo hiểm dưới 20 năm mà sau 12 tháng không thuộc diện tham gia khu vực bắt buộc lẫn tự nguyện, muốn rút một lần.
Qua rà soát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiêng về phương án một vì cơ bản bảo đảm kế thừa quy định hiện hành, không gây sự xáo trộn đến gần 18 triệu người đang tham gia BHXH.
Phương án này phù hợp thông lệ quốc tế về BHXH, hạn chế được tình trạng một người có nhiều lần rút BHXH một lần thời gian qua. Về lâu dài, người tham gia mới sẽ không còn được hưởng BHXH một lần nên góp phần gia tăng số người ở lại hệ thống để được thụ hưởng các chế độ từ quá trình tích lũy và giảm gánh nặng cho cả xã hội, ngân sách.
Trong khi đó, với phương án hai, ưu điểm là không tạo sự khác biệt lớn giữa các đối tượng tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực và có thể giữ chân được người lao động tiếp tục tham gia BHXH. Tuy nhiên, với việc quy định người lao động chỉ được giải quyết một phần thời gian đóng (50%) sẽ tạo cho người lao động có tâm lý bị giảm, hạn chế quyền lợi.
Trước đó, hai phương án về về rút BHXH một lần được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất lần đầu tiên hồi tháng 3/2023 khi lấy ý kiến dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Sau hơn một năm, cơ quan chủ trì soạn thảo và thẩm tra vẫn chưa thể thống nhất loại bỏ một phương án, do còn quá nhiều ý kiến khác nhau và "cả hai phương án đều chưa tối ưu".
Thống kê giai đoạn 2016-2022 gần 4,85 triệu người rời bỏ hệ thống an sinh. Trong số này, 1,3 triệu người quay trở lại, tiếp tục đi làm và đóng BHXH; gần 3,55 triệu người chưa quay trở lại; 907.000 lao động từng rút hai lượt; hơn 61.000 người rút ba lượt. Khoảng 99% lao động rút một lần sau một năm ngừng đóng và phần lớn làm việc trong doanh nghiệp.
Đề xuất rút BHXH 1 lần chỉ được nhận không quá 50% mức hưởng
- Phương Thành Tranconsin: Trúng thầu 'khủng' nhưng chậm đóng BHXH 23/05/2024 05:09
- Mất sạch tiền trong tài khoản do nhập thông tin qua ứng dụng BHXH giả mạo 16/05/2024 02:52
- Bưu chính Viễn thông Sài Gòn: 73 tháng chậm đóng BHXH hơn 37,6 tỷ đồng 15/04/2024 05:33
'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.