Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'
(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
Những sai phạm trong hoạt động thẩm định giá thường gây thiệt hại rất lớn về kinh tế nhưng việc các đối tượng chỉ bị xử lý về hành chính mà không bị xử lý về hình sự hoặc chỉ bị xử lý vai trò là đồng phạm giúp sức cho các đối tượng khác trong vụ án hình sự thì dường như chưa đủ sức răn đe, chưa tương xứng với hậu quả nghiêm trọng mà hành vi thẩm định sai giá trị tài sản gây ra cho xã hội.
Lùm xùm gần đây nhất là câu chuyện liên quan đến việc sản xuất và “thổi giá” kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á - đã bị khởi tố hình sự vì vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng trong việc cung ứng kit xét nghiệm Covid-19 cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan. Theo lời khai ban đầu, Tổng giám đốc Việt Á móc ngoặc với các bên nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%.
Hay như trước đó hồi tháng 11/2021, cơ quan điều tra khởi tố, tạm giam 8 bị can, trong đó có bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex, về tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản liên quan đến đấu giá đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra xác định bà Loan thông đồng với cán bộ của Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh và Công ty Thẩm định giá và đầu tư Hà Nội để can thiệp điều chỉnh giá trên chứng thư thẩm định nhằm biến hoá dìm kết quả thẩm định giá xuống hàng trăm tỷ đồng, từ 500 tỷ đồng xuống 300 tỷ đồng.
Nhiều vụ án khác cũng liên quan đến thẩm định giá, gây thiệt hại cho nhà nước và nhân dân như vụ “thổi giá”, nâng khống thiết bị y tế xảy ra ở bệnh viện Tim Hà Nội, bệnh viện Bạch mai, CDC Hà Nội… Trong các vụ án này đã có nhiều thẩm định viên, công ty thẩm định liên quan bị khởi tố bắt giam.
Để làm rõ hơn vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW.
- Ông đánh giá như thế nào về tình trạng này?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Đây là những vụ việc gây nhiều bức xúc cho xã hội trong thời gian gần đây, dù các cơ quan chức năng đã có nhiều hành động quyết liệt, kịp thời chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá góp phần ngăn chặn các hành vi sai phạm.
Có thể thấy dù những sai phạm trong thẩm định giá gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây thiệt hại, thất thoát tài sản nhà nước hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng nhưng chế tài đối với hành vi sai phạm chỉ cao nhất là 260 triệu đồng (Điều 18. Hành vi vi phạm quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá – Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí).
Trong các vụ án kinh tế tham nhũng gần đây liên quan đến hoạt động đấu thầu mua sắm các thiết bị y tế, có nhiều thẩm định viên, công ty thẩm định liên quan bị khởi tố bắt giam. Điều đáng nói, các bị can chủ yếu bị truy tố với vai trò là đồng phạm về một trong 3 tội danh: vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thời gian qua, cơ quan tố tụng đã khởi tố các vụ án có liên quan đến hoạt động thẩm định giá, chủ yếu là đồng phạm cùng tội danh vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Mặc dù, thời gian qua đã có nhiều thẩm định viên vi phạm bị khởi tố hình sự. Tuy nhiên, chủ yếu bị khởi tố với vai trò đồng phạm, giúp sức, dẫn đến hệ quả là thiếu tính răn đe, nhiều đối tượng vì lợi ích cá nhân mà chấp nhận vi phạm.
Chúng ta đều nhận thấy rằng, sai phạm trong hoạt động thẩm định giá thường gây thiệt hại rất lớn về kinh tế nhưng nếu chỉ bị xử lý về hành chính mà chưa bị xử lý về trách nhiệm hình sự hoặc chỉ bị xử lý vai trò là đồng phạm về một số tội như vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ… thì đó là xử lý quá nhẹ, không đủ sức răn đe, chưa tương xứng với hậu quả nghiêm trọng mà hành vi gây ra cho xã hội.
- Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
Những thực trạng diễn ra hiện nay xuất phát từ việc hệ thống pháp luật còn thiếu chế tài hình sự về tội danh vi phạm quy định về thẩm định giá. Thông tin về thị trường tài sản, hàng hóa, dịch vụ còn hạn chế, ít công khai và minh bạch. Khách hàng thẩm định giá cung cấp thông tin về tài sản thẩm định giá chưa trung thực và đầy đủ.
Việc đấu thầu, đấu giá chưa thực sự minh bạch, nảy sinh tiêu cực. Điều đó là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp và những tổ chức, cá nhân hành nghề định giá cố tình lợi dụng kẽ hở của pháp luật để lách luật thực hiện hành vi sai phạm.
Đặc biệt, những nhà làm luật cần nghiên cứu bổ sung chế tài hình sự về tội danh vi phạm quy định về thẩm định giá, đảm bảo những hành vi sai phạm có thể được xử lý bằng một chế tài pháp luật nghiêm minh, đủ sức răn đe, thỏa đáng, tương xứng với những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra cho xã hội.
Ngoài ra cũng do bắt nguồn từ những vi phạm đạo đức nghề thẩm định giá, xuất hiện tình trạng móc ngoặc, câu kết, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ giá dịch vụ sau đó cắt giảm chi phí thực hiện, có sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật về thẩm định giá, trong đó chủ yếu là sai phạm ở các bước thu thập và phân tích thông tin.
- Các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này có còn kẽ hở nào không?
Chế tài đối với những hành vi sai phạm trong thẩm định giá được quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí.
Theo đó, thẩm định viên về giá có vi phạm có thể bị phạt đến 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi: không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá; không áp dụng đủ các phương pháp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
Nếu thực hiện hành vi: thông đồng với chủ tài sản, khách hàng, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá; làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn tới sai lệch kết quả thẩm định giá… người vi phạm sẽ bị xử phạt đến 70 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm có thể chịu hình thức xử phạt bổ sung là tước thẻ thẩm định viên về giá có thời hạn cao nhất đến 90 ngày. (Điều 19)
Doanh nghiệp thẩm định giá sẽ bị phạt tiền đến 30 triệu đồng đối với các hành vi: thực hiện thẩm định giá mà không có hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đồng thời cũng không có văn bản yêu cầu thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá; phát hành chứng thư thẩm định giá hoặc báo cáo thẩm định giá không có đủ các thông tin cơ bản theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam…
Nếu có hành vi thông đồng với chủ tài sản, khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền đến 220 triệu đồng. Nếu có hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền lên đến 260 triệu đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá lên đến 60 ngày. Trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ 2 tháng mà không khắc phục được vi phạm thì bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định.
Có thể thấy dù những sai phạm trong thẩm định giá gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây thiệt hại, thất thoát tài sản nhà nước hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỷ đồng nhưng chế tài đối với hành vi sai phạm chỉ cao nhất là 260 triệu đồng.
Chế tài như vậy là quá nhẹ, chưa tương xứng với hậu quả mà nó gây ra. Điều này khiến nhiều thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá sẵn sàng chấp nhận bị phạt, thông đồng cấu kết với chủ tài sản, khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá để đổi lại những khoản lợi ích bất hợp pháp lớn hơn nhiều so với tiền phạt.
Bộ luật Hình sự hiện nay chưa có chế tài hình sự nào xử lý về tội danh vi phạm quy định về thẩm định giá. Những sai phạm trong hoạt động thẩm định giá thường chỉ bị xử lý về hành chính mà chưa bị xử lý về trách nhiệm hình sự hoặc chỉ bị xử lý vai trò là đồng phạm, giúp sức là quá nhẹ, không đủ sức “răn đe”, chưa tương xứng với hậu quả nghiêm trọng mà hành vi vi phạm đã gây ra cho xã hội.
- Theo ông, làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?
Để bịt được kẽ hở thẩm định giá, trước hết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh; hiện tại, pháp luật về hoạt động thẩm định giá vẫn còn những mâu thuẫn chồng chéo với các luật chuyên ngành khác.
Tiếp theo, cần phải định lượng được các tiêu chuẩn thẩm định giá, xây dựng các cơ sở dữ liệu giá để tránh sự chênh lệch và thiếu thống nhất. Việc định lượng được chính xác tiêu chuẩn về thẩm định giá có thể giúp các doanh nghiệp, các hội đồng thẩm định tính được giá đúng khi tiếp cận với bất kì góc độ nào.
Bên cạnh đó, cần phải điều chỉnh những vấn đề về quản lý điều kiện hành nghề thẩm định giá của doanh nghiệp, thẩm định viên. Tôi nghĩ có thể nâng số lượng thẩm định viên về giá để có thể thành lập doanh nghiệp khi mà điều kiện hiện nay là tương đối dễ để đáp ứng (chỉ 3 thẩm định viên).
Pháp luật về hoạt động thẩm định giá cũng cần xem xét quy định thêm về việc kiểm tra hoạt động hành nghề của thẩm định viên tại mỗi doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng của hoạt động thẩm định giá. Song song với đó là nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho những người làm thẩm định giá, không thể vì cái lợi nhỏ mà vi phạm đạo đức và pháp luật.
Cuối cùng để ngăn chặn thất thoát tài sản nhà nước từ thẩm định giá, tôi cho rằng, bên cạnh việc kịp thời chấn chỉnh các hoạt động thẩm định giá như: hoàn thiện quy định pháp luật về thẩm định giá; kiên quyết thu hồi giấy phép hành nghề, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi thông đồng, trục lợi, làm thất thoát tài sản nhà nước… cơ quan chức năng cần tăng nặng chế tài đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực thẩm định giá.
Đặc biệt, cần nghiên cứu bổ sung chế tài hình sự về tội danh vi phạm quy định về thẩm định giá, đảm bảo những hành vi sai phạm có thể được xử lý bằng một chế tài pháp luật nghiêm minh, đủ sức răn đe, thỏa đáng, tương xứng với những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra cho xã hội.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.
(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.
(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.
(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.
(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.
(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.